Âm vị học tiếng Việt

Template:Chú thích trong bàiÂm vị học tiếng Việt là môn học nghiên cứu về cách phát âm tiếng Việt. Bài viết này tập trung vào các chi tiết kỹ thuật trong việc phát âm tiếng Việt viết bằng chữ Quốc ngữ.

Phụ âm đầu

Với phụ âm, có hai giọng chính, giọng Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh. Những phụ âm chỉ tồn tại trong giọng Hà Nội có màu đỏ, và những phụ âm chỉ tồn tại trong giọng Thành phố Hồ Chí Minh có màu xanh.

Môi Răng/
Chân răng
Chân răng sau Vòm Vòm mềm Họng
Mũi m n ɲ ŋ
Tắc/
Tắc xát
Không bật hơi (p) t ʈʂ c k (ʔ)
Bật hơi
Thanh hầu ɓ ɗ
Xát Không bật hơi f s ʂ x h
Hữu thanh v z ʐ ɣ
Tiếp cận l j w
  • /w/âm vòm mềm.
  • /m, ɓ/âm đôi môi, còn /f, v/âm môi răng.
  • /p/ bắt đầu ở mỗi từ là âm vị vay mượn. Nó chỉ có mặt ở các từ mượn và thường được đọc thành /ɓ/. /p/ trong tiếng Việt thuần chỉ xuất hiện ở cuối từ. (Ví dụ: "sâm panh" hoặc "sâm banh", mượn từ tiếng Pháp "champagne".)
  • Âm tắc họng /ʔɓ, ʔɗ/ được phát âm với thanh môn luôn đóng trước khi đóng miệng. Việc thanh môn thường không được mở trước khi mở miệng tạo nên âm khép. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thanh môn được mở trước khi mở miệng, tạo nên âm [ʔb, ʔd]. Do đó, tính chất chủ đạo của âm này là tiền âm họng hơn là âm nổ.

/tʰ, t/âm răng-chân răng ([t̪ʰ, t̪]), còn /ɗ, n/âm đầu lưỡi-chân răng.

ăn /ăn/ [ʔăn]
uỷ /wi/ [ʔwi]

Hà Nội

Thành phố Hồ Chí Minh

  • /v/ thường được đọc là [j] trong văn nói thường ngày, nhưng người đọc thường đọc là [v] khi đọc văn bản. Nó luôn luôn được phát âm là [v] trong từ mượn (va li, ti vi, vân vân), kể cả trong văn nói thường ngày. Có một số người phát âm những âm [vj, bj, βj]. Đây chính là hệ quả của việc hợp nhất và biến đổi âm /v/ trong phương ngữ miền Nam, (nhưng /v/ luôn có ở các phương ngữ miền Bắc và miền Trung).
  • Một số người không phát âm tách biệt /s//ʂ/. Hai âm này đang mất dần sự phân biệt.
  • Một số người không phát âm tách biệt /c//tʂ/. Hai âm này đang mất dần sự phân biệt
  • Một số người phát âm d như là [j], và gi như là [z], đa phần phát âm cả hai thành [j].
  • /s/ là âm đầu lưỡi-chân răng.
  • /l/âm phiến lưỡi-vòm lợi: [lʲ].
  • Trong phương ngữ miền Nam, đơn âm /ʐ/ có nhiều cách đọc khác nhau tùy thuộc vào người nói. Một người còn có thể có nhiều cách phát âm. Nó có nhiều dạng như âm đầu lưỡi vòm cứng xát [ʐ], âm chân răng tiếp cận [ɹ], âm chân răng vỗ [ɾ], âm chân răng rung [r], hoặc âm xát vỗ/rung [ɾ̞, r̝]. Những âm này thường được biểu thị bằng chữ cái ⟨r⟩.
  • /w/ không thể hợp thành phụ âm chùm.
  • /kw/ được phát âm là /ɡw/ hoặc đơn giản là /w/.

Lược giảm phụ âm chùm

Trong tiếng Sài Gòn, tất cả phụ âm đầu + cụm /w/ đều bị lược giảm:[1]

  • Sau âm vòm mềm và âm thanh hầu (trừ /ɣ//x/), âm vòm mềm được lược bỏ:
hu /hw/ u /w/
qu /kw/ u /w/
ngu /ŋw/ u /w/

Ví dụ so sánh

Trong giọng Hà Nội, d, gir đều được phát âm là /z/, còn xs đều được phát âm là /s/. Bảng bên dưới cho thấy sự khác nhau:

Phụ âm
Hà Nội Sài Gòn Ví dụ
Từ Hà Nội Sài Gòn
/v/ /j/ vợ /və˨˩ˀ/ /vjə˨˧/ hoặc /jə˨˧/
/z/ da /za˧/ /ja˧/
gia /za˧/ hoặc /ja˧/
/ʐ/ ra /ʐa˧/
/c/ /c/ chẻ /tɕɛ˧˩/ /cɛ˩˥/
/tʂ/ trẻ /tʂɛ˩˥/
/s/ /s/ xinh /siŋ˧/ /sɨn˧/
/ʂ/ sinh /ʂɨn˧/

Nguyên âm

Nguyên âm hạt nhân

  Trước Giữa Sau
Đôi, giữa /iə̯/ ⟨ia~iê⟩ /ɨə̯/ ⟨ưa~ươ⟩ /uə̯/ ⟨ua~uô⟩
Đóng i ⟨i, y⟩ ɨ ⟨ư⟩ u ⟨u⟩
Nửa mở e ⟨ê⟩ ə ⟨ơ⟩


ə̆ ⟨â⟩

o ⟨ô⟩
Mở ɛ ⟨e⟩ a ⟨a⟩


ă ⟨ă⟩

ɔ ⟨o⟩

Bảng IPA của nguyên âm ờ trên dựa theo giọng Hà Nội; các vùng khác có thể có sự khâc biệt. Nguyên âm hạt nhân bao gồm nguyên âm đơn (nguyên âm đơn giản) và ba nguyên âm đôi giữa.

  • Tất cả các nguyên âm đều là nguyên âm không tròn môi chỉ trừ ba nguyên âm sau: /u, o, ɔ/.
  • /ə̆//ă/ được phát âm ngắn — ngắn hơn những nguyên âm khác.
  • /ə̆//ə/ có một số điểm khác nhau, nhưng nó vẫn được coi gần như là giống nhau.[2]
  • /ɨ/: Nhiều nguồn, ví dụ như Thompson, Nguyễn (1970), Nguyễn (1997), coi nguyên âm này là nguyên âm đóng sau không tròn môi: [ɯ]. Tuy nhiên, Han[3] cho rằng nguyên âm này giống nguyên âm nửa mở hơn là sau. Hoang (1965), Brunelle (2003)Phạm (2006) cũng miêu tả nguyên âm này là nguyên âm nửa mở.
  • Theo Hoang (1965), /ə, ə̆, a/ là nguyên âm nửa mở [ɘ, ɐ, ä], trong khi /ă/ là nguyên âm sau [ɑ].[4]
  • Nguyên âm /i, u, ɨ/ trở thành [ɪ, ʊ, ɪ̈] khi đứng trước /k, ŋ/: lịch /lik˩/[lɪk˩], chúc /cuk˧˥/[cʊk˧˥], thức /tʰɨk˧˥/[tʰɪ̈k˧˥] vv.
  • Thompson (1965) chỉ ra trong tiếng Hà Nội, nguyên âm đôi /iə̯/, ươ /ɨə̯/, /uə̯/, có thể bị phát âm thành [ie̯, ɨə̯, uo̯], nhưng khi đứng trước /k, ŋ/ và trong âm tiết mở, chúng luôn được đọc là [iə, ɨə, uə].
  • Trong phương ngữ miền Nam, các nguyên âm đóng và nửa mơt /i, ɨ, u, e, ə, o/ là nguyên âm đôi trong các âm tiết mở: [ɪi̯, ɪ̈ɨ̯, ʊu̯, ɛe̯, ɜɘ̯, ɔo̯]:[citation needed]
chị /ci/ [cɪi̯] quê /we/ [wɛe̯]
/tɨ/ [tɪ̈ɨ̯] /mə/ [mɜɘ̯]
thu /tʰu/ [tʰʊu̯] /ko/ [kɔo̯]

Nguyên âm đóng

Trong tiếng Việt, các nguyên âm hạt nhân có thể kết hợp với âm lướt /j/ hoặc /w/ để tạo thành nguyên âm đôinguyên âm ba. Sau đây là bảng[5] liệt kê các nguyên âm đóng dựa trên phương ngữ miền Bắc.

  Âm lướt /w/ Âm lướt /j/
Trước Giữa Sau
Đôi, nửa mở /iə̯w/ ⟨iêu⟩ /ɨə̯w/ ⟨ươu⟩ /ɨə̯j/ ⟨ươi⟩ /uə̯j/ ⟨uôi⟩
Đóng /iw/ ⟨iu⟩ /ɨw/ ⟨ưu⟩ /ɨj/ ⟨ưi⟩ /uj/ ⟨ui⟩
Nửa mở /ew/ ⟨êu⟩


/ə̆w/ ⟨âu⟩

/əj/ ⟨ơi⟩


/ə̆j/ ⟨ây⟩

/oj/ ⟨ôi⟩
Mở /ɛw/ ⟨eo⟩ /aw/ ⟨ao⟩


/ăw/ ⟨au⟩

/aj/ ⟨ai⟩


/ăj/ ⟨ay⟩

/ɔj/ ⟨oi⟩

Thompson (1965) nói rằng ở Hà Nội, những từ có âm ưuươu được đọc là /iw, iəw/, trong khi những vùng khác ở Bắc Bộ vẫn phát âm là /ɨw//ɨəw/. Những người Hà Nội phát âm là /ɨw//ɨəw/ chỉ đang dùng cách phát âm đánh vần.

Phụ âm cuối

  • Khi âm tắc /p, t, k/ nằm ở cuối từ, chúng sẽ không nổ [p̚, t̚, k̚]:
đáp /ɗaːp/ [ʔɗaːp̚]
mát /maːt/ [maːt̚]
khác /xaːk/ [xaːk̚]
  • Khi âm vòm mềm /k, ŋ/ nằm tiếp sau /u, w/, chúng được phát âm với hai môi khép [k͡p, ŋ͡m] hoặc bị âm môi hóa [kʷ̚, ŋʷ].
đọc /ɗɔk/ [ɗău̯k͡p̚], [ɗău̯kʷ̚]
độc /ɗok/ [ɗə̆u̯k͡p̚], [ɗə̆u̯kʷ̚]
đục /ɗuk/ [ɗʊk͡p̚], [ɗʊkʷ̚]
phòng /fɔŋ/ [fău̯ŋ͡m], [fău̯ŋʷ]
ông /oŋ/ [ə̆u̯ŋ͡m], [ə̆u̯ŋʷ]
ung /uŋ/ [ʔʊŋ͡m], [ʔʊŋʷ]

Thanh điệu

Giữa các phương ngữ của tiếng Việt có nhiều khác biệt về thanh điệu. Về mặt chính tả, các thanh điệu được xếp thành sáu loại: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. Các thanh khác nhau về

  • Độ cao
  • Độ dài
  • Biến thiên giai điệu
  • Cường độ
  • Cách phát âm

Không như các ngôn ngữ Mỹ bản địa, Phi hay Trung Quốc, thanh điệu của tiếng Việt không hoàn toàn dựa vào sự biến điệu của thanh, thay vào đó dựa vào nhiều yếu tố phức tạp khác nhau (bao gồm cách phát âm, cao độ, độ dài, nguyên âm, vv). Cho nên nói chính xác thì tiếng Việt là ngôn ngữ giàu ngữ vực chứ không phải là ngôn ngữ "thuần" thanh điệu.[6]

Trong chính tả, dấu thanh được viết trên hoặc dưới nguyên âm.

Phương ngữ miền Bắc

Sáu thanh điệu trong tiếng Hà Nội và một số vùng lân cận:

Thanh điệu ID thanh Miêu tả Biến thiên thanh điệu Chao Dấu Ví dụ
ngang A1 ngang ˧ (33) (không dấu) ba
huyền A2 thấp dần ˨˩ (21) hoặc (31) `
sắc B1 cao dần, mạnh ˧˥ (35) ´
nặng B2 thấp dần, tắc, ngắn ˧ˀ˨ʔ (3ˀ2ʔ) hoặc ˧ˀ˩ʔ (3ˀ1ʔ)  ̣ bạ
hỏi C1 thấp dần rồi cao dần, thô ˧˩˧ (313) hoặc (323) or (31)  ̉ bả
ngã C2 cao dần, tắc ˧ˀ˥ (3ˀ5) hoặc (4ˀ5) ˜
Thanh điệu trong phương ngữ miền Bắc (không phải Hà Nội) của một người nam. Của Nguyễn & Edmondson (1998)
Thanh điệu trong tiếng Hà Nội của một người nữ. Của Nguyễn & Edmondson (1998)
Thanh điệu trong tiếng Hà Nội của một người nữ khác. Của Nguyễn & Edmondson (1998)

Âm tiết và sắp xếp âm

Các vần trong tiếng Việt [Notes]
Không âm cuối Âm cuối trượt Âm cuối là phụ âm mũi Âm cuối là phụ âm tắc
/j/ /w/ /m/ /n/ /ɲ/ /ŋ/ /p/ /t/ /c/ /k/
Nguyên âm hạt nhân /ă/ ạy
[ăj]
ạu
[ăw]
ặm
[ăm]
ặn
[ăn]
ạnh
[ăɲ]
ặng
[ăŋ]
ặp
[ăp]
ặt
[ăt]
ạch
[ăc]
ặc
[ăk]
/a/ , (gi)à, (gi)ả, (gi)ã, (gi)á
[a]
ại
[aj]
ạo
[aw]
ạm
[am]
ạn
[an]
ạng
[aŋ]
ạp
[ap]
ạt
[at]
ạc
[ak]
/ɛ/
[ɛ]
ẹo
[ɛw]
ẹm
[ɛm]
ẹn
[ɛn]
ẹng
[ɛŋ]
ẹp
[ɛp]
ẹt
[ɛt]
ẹc
[ɛk]
/ɔ/
[ɔ]
ọi
[ɔj]
ọm
[ɔm]
ọn
[ɔn]
ọng, oọng
[ɔŋ]
ọp
[ɔp]
ọt
[ɔt]
ọc, oọc
[ɔk]
/ə̆/ ậy
[ə̆j]
ậu
[ə̆w]
ậm
[ə̆m]
ận
[ə̆n]
ậng
[ə̆ŋ]
ập
[ə̆p]
ật
[ə̆t]
ậc
[ə̆k]
/ə/
[ə]
ợi
[əj]
ợm
[əm]
ợn
[ən]
ợp
[əp]
ợt
[ət]
/e/
[e]
ệu
[ew]
ệm
[em]
ện
[en]
ệnh
[??]
ệp
[ep]
ệt
[et]
ệch
[??]
/o/
[o]
ội
[oj]
ộm
[om]
ộn
[on]
ộng, ôộng
[oŋ]
ộp
[op]
ột
[ot]
ộc, ôộc
[ok]
/i/ ,
[i]
ịu
[iw]
ịm, ỵm
[im]
ịn
[in]
ịnh
[ɪɲ]
ịp, ỵp
[ip]
ịt
[it]
ịch, ỵch
[ɪc]
/ɨ/
[ɨ]
ựi
[ɨj]
ựu
[ɨw]
ựng
[ɪ̈ŋ]
ựt
[ɨt]
ực
[ɪ̈k]
/u/
[u]
ụi
[uj]
ụm
[um]
ụn
[un]
ụng
[ʊŋ]
ụp
[up]
ụt
[ut]
ục
[ʊk]
/iə/ ịa, (g)ịa, yạ
[iə]
iệu, yệu
[iəw]
iệm, yệm
[iəm]
iện, yện
[iən]
iệng, yệng
[iəŋ]
iệp, yệp
[iəp]
iệt, yệt
[iət]
iệc
[iək]
/ɨə/ ựa
[ɨə]
ượi
[ɨəj]
ượu
[ɨəw]
ượm
[ɨəm]
ượn
[ɨən]
ượng
[ɨəŋ]
ượp
[ɨəp]
ượt
[ɨət]
ược
[ɨək]
/uə/ ụa
[uə]
uội
[uəj]
uộm
[uəm]
uộn
[uən]
uộng
[uəŋ]
uột
[uət]
uộc
[uək]
Âm lướt vòm mềm đứng trước nguyên âm hạt nhân /ʷă/ oạy, (q)uạy
[ʷăj]
oặm, (q)uặm
[ʷăm]
oặn, (q)uặn
[ʷăn]
oạnh, (q)uạnh
[ʷăɲ]
oặng, (q)uặng
[ʷăŋ]
oặp, (q)uặp
[ʷăp]
oặt, (q)uặt
[ʷăt]
oạch, (q)uạch
[ʷăc]
oặc, (q)uặc
[ʷăk]
/ʷa/ oạ, (q)uạ
[ʷa]
oại, (q)uại
[ʷaj]
oạo, (q)uạo
[ʷaw]
oạm, (q)uạm
[ʷam]
oạn, (q)uạn
[ʷan]
oạng, (q)uạng
[ʷaŋ]
oạp, (q)uạp
[ʷap]
oạt, (q)uạt
[ʷat]
oạc, (q)uạc
[ʷak]
/ʷɛ/ oẹ, (q)uẹ
[ʷɛ]
oẹo, (q)uẹo
[ʷɛw]
oẹm, (q)uẹm
[ʷɛm]
oẹn, (q)uẹn
[ʷɛn]
oẹng, (q)uẹng
[ʷɛŋ]
oẹt, (q)uẹt
[ʷɛt]
/ʷə̆/ uậy
[ʷə̆j]
uận
[ʷə̆n]
uậng
[ʷə̆ŋ]
uật
[ʷə̆t]
/ʷə/ uợ
[ʷə]
/ʷe/ uệ
[ʷe]
uệu
[ʷew]
uện
[ʷen]
uệnh
[??]
uệt
[ʷet]
uệch
[??]
/ʷo/ uội
[ʷoj]
uộm
[ʷom]
uộn
[ʷon]
uộng
[ʷoŋ]
uột
[ʷot]
uộc
[ʷok]
/ʷi/ uỵ
[ʷi]
uỵu
[ʷiw]
uỵn
[ʷin]
uỵnh
[ʷɪɲ]
uỵp
[ʷip]
uỵt
[ʷit]
uỵch
[ʷɪc]
/ʷiə/ uỵa
[ʷiə]
uyện
[ʷiən]
uyệt
[ʷiət]
Thanh điệu a /a/, à /â/, á /ǎ/, /a᷉/, ã /ǎˀ/, /âˀ/ á /á/, /à/

^ Notes:

  • Những vần không phổ biến có thể sẽ không xuất hiện trong bản.
  • Thanh nặng được thêm vào tất cả các vần chỉ mang tính chất minh họa. Cần phân biệt vần nào mang dấu nào. Xem thêm Quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ. Không phải vần nào cũng xuất hiện và không phải vần nào cũng mang dấu nặng.
  • Phiên âm IPA được dựa trên quy ước của Wikipedia. Các phương ngữ khác nhau có thể có các cách phát âm khác nhau

Tham khảo

  • Đoàn Thiện Thuật. (1980). Ngữ âm tiếng Việt. Hà Nội: Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, 1980.
  • Đoàn Thiện Thuật; Nguyễn Khánh Hà, Phạm Như Quỳnh. (2003). A Concise Vietnamese Grammar (For Non-Native Speakers). Hà Nội: Thế giới Publishers, 2001.
  • Nguyễn, Đình Hoà. (1997). Vietnamese: Tiếng Việt không son phấn. Amsterdam: John Benjamins Publishing Company. ISBN 1-55619-733-0.

Liên kết ngoài

Tham khảo

Thể loại:Tiếng Việt Việt