Đông Triều
Template:Bài cùng tên Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam
Đông Triều là một thị xã cực tây của tỉnh Quảng Ninh. Nơi đây là quê gốc của nhà Trần- một trong những triều đại hùng mạnh nhất lịch sử Việt Nam.
Contents
- 1 Vị trí địa lý
- 2 Lịch sử
- 3 Diện tích, dân cư, giao thông
- 4 Các đơn vị hành chính
- 5 Điều kiện tự nhiên
- 6 Tài nguyên thiên nhiên
- 7 Kinh tế
- 8 Công nghiệp
- 9 Nông nghiệp
- 10 Du lịch
- 11 Các khu vui chơi giải trí
- 12 Văn hóa
- 13 Giáo dục
- 14 Giao thông
- 15 Các công trình hạ tầng xã hội
- 16 Các địa danh, đường phố, công trình công cộng tại Đông Triều
- 17 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 18 Tham khảo
- 19 Liên kết ngoài
Vị trí địa lý
Thị xã Đông Triều nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, với toạ độ địa lý: Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc, từ 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đông.
- Phía bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
- Phía Tây giáp thành phố Chí Linh tỉnh Hải Dương.
- Phía nam giáp huyện Thuỷ Nguyên thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
- Phía đông giáp thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.
Đông Triều nằm ở giao lộ của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Lịch sử
Đông Triều là vùng đất ghi đậm nhiều dấu ấn lịch sử và văn hoá. Đây là vùng đất cổ, thời Bắc thuộc thuộc châu Giao, thời Ngô Đinh - Tiền Lê thuộc lộ Nam Sách Giang, thời Trần thuộc phủ Tân Hưng, thời Hậu Lê thuộc phủ Kinh Môn trấn Hải Dương. Do ở cửa ngõ ra Đông Bắc nên thời Trần thị xã Đông Triều là trung tâm của châu Đông Triều. Thời Pháp thống trị, toàn quyền Pháp đã cho lập Đạo Đông Triều (10-11-1890) sau đó lại đưa Đông Triều vào khu quân sự Phả Lại (24-8-1891) rồi lại đưa về tỉnh Hải Dương (10-10-1895).
Tên cổ của vùng đất này là An Sinh, đời vua Trần Dụ Tông mới đổi thành Đông Triều. Xưa thị xã Đông Triều rất rộng, bao gồm cả một phần huyện Kinh Môn và tổng Bí Giàng, năm 1896 tổng Bí Giàng cắt về huyện Yên Hưng. Do vậy, trong sử sách vùng danh sơn Yên Tử thuộc Đông Triều.
Sau Cách mạng, đến 9-7-1947, Đông Triều mới về tỉnh Quảng Hồng, 28-1-1959 Đông Triều trở về Hải Dương. Từ 27-10-1961 Đông Triều nhập lại vào khu Hồng Quảng (từ 30-10-1963, Hồng Quảng hợp nhất với Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh). Huyện Đông Triều khi đó gồm có 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo Khê và 18 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hưng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Phạm Hồng Thái, Tân Việt, Thủy An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ.
Ngày 17 tháng 5 năm 1986, chia xã Phạm Hồng Thái thành 2 xã: Hồng Thái Đông và Hồng Thái Tây.
Sự kiện lịch sử sớm nhất trên đất này sử sách còn ghi được là cuộc khởi nghĩa của Lê Chân. Lê Chân quê ở làng An Biên nay thuộc xã Thuỷ An. Năm 39, đang căm ghét bọn quan quân đô hộ nhà Hán, được tin Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa, Lê Chân đã chiêu tập nam nữ thanh niên Đông Triều rồi cả vùng Kinh Môn, Thuỷ Nguyên ngày nay đứng lên đánh đuổi quân giặc và lập căn cứ bên sông Cửa Cấm. Lê Chân đã lập nhiều chiến công và trở thành nữ tướng tâm phúc của Hai Bà Trưng. Cùng hưởng ứng cuộc khởi nghĩa chống giặc Đông Hán. Đông Triều còn có những tấm gương phụ nữ lẫm liệt khác như Thánh Thiên, Vĩnh Huy, chị em Nguyệt Thai - Nguyệt Độ. Đông Triều cũng góp nhiều chiến công ở thời Trần. Trong trận Bạch Đằng năm 1288 hai vua Trần đã phục binh ở vùng Yên Đức rồi khoá đuôi đánh dồn đoàn binh thuyền Nguyên Mông xuống trận địa cọc, dân Đông Triều đã phá các cầu chặn đứt đường hộ tống trên bộ của giặc. Nhờ địa thế hiểm yếu, Đông Triều là căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân: Ngô Bệ (1344-1345), Trần Cao (1516-1527), Nguyễn Tuyển - Nguyễn Cừ (1743). Đầu thế kỷ XIX, Đông Triều là nơi nóng bỏng phong trào Cần Vương chống Pháp. Các cuộc khởi nghĩa nối tiếp của Đốc Tít (1884-1889), Lưu Kỳ (1890-1892), Lãnh Pha (1892-1895), Đốc Thu (1893-1895) v.v. Tiếp đến là phong trào đấu tranh của công nhân mỏ Mạo Khê. Năm 1926 đồng chí Hoàng Quốc Việt đã tổ chức trong công nhân tổ chức đoàn kết, tương trợ lẫn nhau đặt tên là Long Sương Đoàn. Tháng 3-1929, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được thành lập. Ngày 23-2-1930 chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam ở Mạo Khê ra đời trước sự chứng kiến của đồng chí Nguyễn Văn Cừ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh thay mặt Xứ uỷ và Thành uỷ Hải Phòng công nhận. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Ninh. Đông Triều là quê hương của một chiến khu oanh liệt trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 (sau được gọi là Chiến khu thứ tư hoặc Chiến khu Trần Hưng Đạo). Trong cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa, sau ba tháng xây dựng lực lượng, ngày 8-6-1945 Du kích quân Đông Triều từ căn cứ Hổ Lao, Bác Mã đã tiến quân hạ đồn và chiếm huyện lỵ Đông Triều, hạ đồn Chí Linh, đồn Tràng Bạch, buộc đồn binh Nhật ở Mạo Khê đầu hàng và chính thức thành lập uỷ ban quân sự cách mạng của Chiến khu. Chiến khu Đông Triều đã nhanh chóng phát triển lực lượng, đầu tháng 7 giải phóng Uống Bí, cuối tháng 7 giải phóng tỉnh lỵ Quảng Yên rồi thừa thắng tiến quân giải phóng Hải Phòng, Hải Dương, Kiến An, Hòn Gai, Cẩm Phả. Riêng ở Đông Triều, ngay cuối tháng 6, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời đã được thành lập ở thị xã và tất cả các xã.
Trong kháng chiến chống Pháp, Đông Triều là vùng chiến tranh du kích nổi tiếng, điển hình là chiến công và gương hy sinh của du kích xã Yên Đức. Sau trận chiến đấu quyết liệt 5 ngày 5 đêm làm địch thiệt hại nặng, du kích cố thủ ở hang núi Canh đã bị chúng hun lửa khói vào hang, 73 du kích hy sinh. Đông Triều nằm trong khu tập kết 100 ngày, ngày 31-10-1954 những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi thị trấn Đông Triều, Mạo Khê. Riêng 4 xã phía đông nằm trong khu tập kết 300 ngày nên 14-4-1955 mới được giải phóng.
Ngày 11/12/2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam ký Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 4) đối với 14 di tích trong đó có Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều.
Ngày 18 tháng 5 năm 2011, Bộ Xây dựng đã công nhận thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là đô thị loại IV.
Ngày 7 tháng 7 năm 2014, Bộ Xây dựng đã công nhận đô thị Đông Triều mở rộng là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.[1]
Cuối năm 2014, huyện Đông Triều có 2 thị trấn: Đông Triều, Mạo Khê và 19 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Hưng Đạo, Kim Sơn, Nguyễn Huệ, Tân Việt, Thủy An, Tràng An, Tràng Lương, Việt Dân, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ
Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là Huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Đông Triều là huyện Nông thôn mới đầu tiên của miền Bắc.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định thành lập thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của huyện Đông Triều cũ.
Ngày 7 tháng 12 năm 2018, Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XIII: Thông qua 29 nghị quyết trong đó có nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập 04 phường: Hồng Phong, Tràng An, Yên Thọ, Hoàng Quế thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Diện tích, dân cư, giao thông
Thị xã có diện tích 397,2 km², dân số là 175.066 người (năm 2014). Trung tâm thị xã cách thành phố Hạ Long khoảng 60 km về hướng Tây, cách Hà Nội khoảng 100 km.
Tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm của thị xã Đông Triều là 1% và tổng dân số của năm 2015 là 173.141 người, trong đó 50,4% là nam và 49,6% là nữ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 48% tổng dân số. Thị xã Đông Triều có cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động khá cao, đây là nguồn cung cấp một lực lượng lao động dồi dào cho các doanh nghiệp đến đầu tư trên địa bàn.
Số hộ dân trong thị xã: 48.866 hộ, bình quân 3,8 người/hộ, trong đó:
- Khu vực đô thị: 20.680 hộ, bình quân 3,67 người/hộ;
- Khu vực nông thôn: 28.186 hộ, bình quân 3,52 người/hộ.
Về lao động và việc làm, tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2014 có 88.233 người chiếm 50,4% dân số.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.972,7 USD, tăng 972,7 USD so với năm 2010.
Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã giảm xuống 0,74% năm 2014, giảm 3,89% so với năm 2010.[2]thumb|Ngã 4 Đông Triều|264x264px
Giao thông có quốc lộ 18 chạy qua, ngoài ra còn có dự án đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái, đường sắt Yên Viên - Cái Lân đi qua hiện đang được đầu tư.
Các đơn vị hành chính
Thị xã Đông Triều gồm:
- 10 phường: Đông Triều, Đức Chính, Hưng Đạo, Kim Sơn, Mạo Khê, Xuân Sơn, Hoàng Quế, Hồng Phong,Yên Thọ,Tràng An,
- 11 xã: An Sinh, Bình Dương, Bình Khê, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Nguyễn Huệ, Tân Việt, Thủy An, Tràng Lương, Việt Dân, Yên Đức, Dự kiến trước năm 2020, Đông Triều phấn đấu trở thành đô thị loại III. Trở thành thành phố vào năm 2025.
Điều kiện tự nhiên
Thị xã Đông Triều có một nền khí hậu đa dạng, pha trộn giữa khí hậu miền núi và khí hậu duyên hải. Đông Triều có nhiệt độ trung bình 22,2 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.856mm, độ ẩm trung bình 81%. Nhìn chung, khí hậu của thị xã Đông Triều thuận lợi cho phát triển kinh tế, bao gồm phát triển nông nghiệp, thuận lợi cho hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện sống của con người. Các khu vực tiểu khí hậu tạo bởi địa hình phức tạp của địa phương phù hợp để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và du lịch.
Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8 độ C, dao động từ 16,6 độ C đến 29,4 độ C. Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 16 độ C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-5 độ C.
Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 đạt trên 290C, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 40 độ C.
Chế độ mưa:
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1.444,0 mm (Quảng Hà 2.625 mm).
- Phân bố lượng mưa năm theo mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
Nắng:
- Số giờ nắng trung bình 1500 - 1600 giờ.
- Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất trên 219 giờ (tháng 7).
- Số giờ nắng trung bình thấp nhất: 6 giờ (tháng 3).
Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%. Độ ẩm không khí tương đối trung bình ở Đông Triều có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%.
Gió:
- Hướng gió: Hướng thịnh hành là: Bắc - Đông Bắc vào mùa đông và hướng Nam - Đông Nam vào mùa hạ.
- Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm: 3 m/s, tốc độ gió lớn nhất: 45 m/s
Bão:
Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 5 - 6 cơn bão, bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 – 40 m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100 – 200 mm, có nơi lên tới 500 mm.
Sương muối:
Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung ở các vùng đồi núi An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, khi đó nhiệt độ có nơi xuống tới 30C.
Nhìn chung các yếu tố khí hậu tương đối thích hợp cho phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đa dạng chất lượng cao.
Tài nguyên thiên nhiên
Đông Triều, vùng đất có tài nguyên khoáng sản phong phú chủ yếu là than đá, đất sét, cát giúp tạo đà cho phát triển công nghiệp xi măng, gốm sứ, vật liệu xây dựng và sản xuất điện... Địa hình bao gồm núi, đồi và đồng bằng với nhiều loại đất màu mỡ tạo không gian phát triển đa dạng các loại hình sản xuất: lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, lúa, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản tập trung.
Tài nguyên than
Khai thác than là ngành công nghiệp lớn nhất trên địa bàn thị xã Đông Triều với khoảng 3.606 nghìn tấn than được khai thác trong năm 2015, tăng 17,2% so với cùng kỳ. Trữ lượng than phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông, Hoàng Quế, Yên Thọ, Tràng Lương, Bình Khê và phường Mạo Khê; Vùng Đông Triều là một khu vực có trữ lượng than lớn (khoảng > 600 triệu tấn) và cùng là một trong những trung tâm khai thac lớn của tỉnh Quảng Ninh. Các nguồn tài nguyên và khoáng sản khác Đông Triều có một nguồn lớn vật liệu xây dựng, như đất sét làm gạch, cát, đá xây dựng. Ngoài ra đất sét được sử dụng để sản xuất gốm, sành sứ và làm gạch phân bổ tập trung chủ yếu ở các xã Bình Dương, Việt Dân, Tràng An, Yên Thọ, Bình Khê, Yên Đức, Kim Sơn, Hoàng Quế. Trữ lượng đá vôi được phân bố chủ yếu ở xã Hồng Thái Tây, Yên Đức và chủ yếu sử dụng để sản xuất xi măng. Mỏ đá vôi Tân Yên có trữ lượng lên đến 350 triệu m3.
Đất đai
Đông Triều có cảnh quan đẹp với toàn khu vực là địa hình đồi núi. Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Đông Triều là 39.658 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 69,6% (27.653 ha), diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 23,2% (9.199 ha) và diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 7,2% (2.806 ha). Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 67,2%. Tiếp đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 34%. Diện tích đất chưa sử dụng hiện còn 2.806 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi núi không có rừng che phủ. Đông Triều có kế hoạch tăng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó sẽ sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, khoáng sản và du lịch. Để hỗ trợ sự gia tăng này, diện tích đất đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp sẽ giảm, đặc biệt đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản cũng như đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, Thị xã sẽ nỗ lực thực hiện tái trồng rừng nhằm tăng khoảng 2.000ha diện tích đất lâm nghiệp, thúc đẩy sản xuất rừng và tăng độ che phủ rừng. Tính gộp hai xu hướng này, diện tích đất nông nghiệp sẽ tăng nhẹ, dự kiến tăng thêm 21,08 ha lên 27.674,08 ha vào năm 2020.
Nước ngọt
Thị xã Đông Triều có hệ thống tài nguyên nước mặt bao gồm hệ thống sông Cầm đổ vào sông Đá Bạc và 44 hồ chứa lớn nhỏ trong đó có 03 hồ lớn nhất gồm: hồ Khe Chè, hồ Bến Châu, và hồ Trại Lốc I. Ngoài ra, Thị xã còn có các sông chảy qua: sông Đạm dài 5 km, sông Đá Vách dài 15 km, sông Vàng dài 3 km và sông Kinh Thầy ngăn cách Đông Triều và Kinh Môn (Hải Dương). Các sông trên địa bàn Thị xã không lớn song cũng góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Thị xã có trữ lượng lớn nước ngầm ở các xã Bình Khê, Tràng An, Tân Việt và phường Đức Chính có khả năng khai thác phục vụ đời sống nhân dân thị xã Đông Triều. Hiện nay, toàn Thị xã có 7 nguồn nước ngầm được sử dụng để cấp nước sinh hoạt cho khu vực Đông Triều, Mạo Khê và các xã, phường lân cận Đức Chính, Hưng Đạo, Xuân Sơn, Hồng Phong, Yên Thọ và Kim Sơn với tổng công suất 9.188 m3/ngày đêm. Thị xã Đông Triều có 44 hồ đập lớn nhỏ với tổng trữ lượng khoảng 500 tỷ m3, trong đó khoảng 24 hồ được sử dụng để cung cấp nước cho sản xuất và đời sống dân sinh.
Nước được cấp cho Mạo Khê và Yên Thọ cùng với cụm công nghiệp Kim Sơn. có 2 công trình nhà máy cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân, tập trung tại phường Đông Triều và Mạo Khê. Tại khu vực Đông Triều: nguồn nước được khai thác từ 5 giếng khoan với tổng công suất là 4.288 m3/ngày đêm. Nước từ các giếng được cung cấp cho khu vực trung tâm Đông Triều, Đức Chính, Hồng Phong, Hưng Đạo, Xuân Sơn
Tại khu vực Mạo Khê: nguồn nước được khai thác từ 01 giếng khoan (giếng 12) và nguồn nước mặt sông Trung Lương xử lý qua nhà máy nước Miếu Hương.
Rừng
Từ năm 2013 đến năm 2015 diện tích và độ che phủ rừng của thị xã tăng từ 17.415,56 ha lên 19.892,5 ha.[3]thumb|Nhiệt điện Mạo Khê|264x264pxthumb|Mỏ than Mạo Khê|264x264px
Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã Đông Triều đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, giúp thị xã Đông Triều trở thành một trong những địa phương phát triển nhanh nhất ở Quảng Ninh. Năm 2015, kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 4 năm trở lại đây, đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định năm 1994) đạt 4.582 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2014, tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh (11%); cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực, đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 63,5%; dịch vụ chiếm 27,3%; ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 9,2%. Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt 2.220 USD tăng 12,3% so với năm 2014. Mức tăng trưởng này được thúc đẩy bởi cả hai lĩnh vực đang được mở rộng nhanh chóng là công nghiệp và xây dựng (bao gồm khai thác mỏ) cũng như lĩnh vực dịch vụ đang được đẩy mạnh.
Công nghiệp
Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 63,5% giá trị sản xuất của thị xã Đông Triều và góp phần rất lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế gần đây của Thị xã với giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 (theo giá cố định năm 1994) đạt 2.912 tỷ đồng, bằng 101,4% mục tiêu NQ HĐND thị xã, tăng 17,7% cùng kỳ. Động lực của tốc độ tăng trưởng này chính là sự phát triển của các tiểu ngành khai thác than, nhiệt điện và vật liệu xây dựng. Ngành dịch vụ Ngành dịch vụ chiếm 27,3% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 16%. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ chủ yếu có được từ hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng và vật liệu khai thác mỏ. Ngành du lịch cũng đang được tích cực đầu tư nhằm tăng chất lượng dịch vụ, loại hình du lịch, lượng khách cả trong và ngoài nước đến với Đông Triều.
Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp mặc dù chỉ đóng góp 9,2% vào tổng giá trị sản xuất, một con số khá thấp so với các ngành khác, ngành nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị xã Đông Triều trên khía cạnh tạo công ăn việc làm và giữ tỷ lệ lao động có việc làm ở mức ổn định. Trong những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh Quảng Ninh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thị xã, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung đã được triển khai, đã mang lại những hiệu quả rõ rệt về kinh tế - xã hội.
Du lịch
Đông Triều hiện có 4 tuyến, 14 điểm du lịch đã được UBND tỉnh công nhận, trong đó nhiều tuyến, điểm đã và đang được khai thác khá hiệu quả:
+ 4 Tuyến du lịch là:
- Tuyến du lịch tâm linh di tích nhà Trần;
- Tuyến du lịch tâm linh kết hợp sinh thái;
- Tuyến du lịch khám phá miền quê Đông Triều;
- Tuyến du lịch Đệ tứ Chiến khu Đông Triều.
+ Các điểm du lịch gồm:
- Điểm du lịch đền An Sinh;
- Điểm du lịch đền Thái (xã An Sinh);
- Điểm du lịch chùa Quỳnh Lâm (phường Tràng An);
- Điểm du lịch chùa, am Ngọa Vân;
- Điểm du lịch chùa Hồ Thiên (xã Bình Khê);
- Điểm du lịch địa điểm lịch sử Trung tâm chiến khu Đông Triều (chùa Bắc Mã), (xã Bình Dương);
- Điểm du lịch Cụm di tích lịch sử cách mạng khu mỏ Mạo Khê (phường Mạo Khê);
- Điểm du lịch Làng quê Yên Đức (xã Yên Đức);
- Điểm du lịch hồ Khe Chè (xã An Sinh);
- Điểm du lịch Công viên Hà Lan (phường Mạo Khê);
- Điểm du lịch Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Quảng Ninh (phường Mạo Khê);
- Điểm du lịch Công ty Cổ phần Thành Đồng (xã Bình Dương);
- Điểm du lịch Công ty Cổ phần Thái Sơn 88 (phường Yên Thọ)
- Điểm du lịch Chi nhánh Công ty TNHH Quang Vinh (phường Mạo Khê).
Các khu vui chơi giải trí
- Công viên nước- Thể thao- Văn hóa Hà Lan - Khu du lịch Quảng Ninh Gate - Điểm dừng chân du lịch Quảng Ninh Gate - Trung tâm TDTT Thị xã Đông Triều - Du lịch làng quê Yên Đức - Trung tâm VH TT phường Xuân Sơn - Cung thiếu nhi thị xã
- Trung tâm thể thao và vui chơi giải trí Tân Việt Bắc. thumb|Hồ đập trại Lốc|264x264px
thumb|Khu du lịch sinh thái Hồ Khe Chè|264x264px
Di tích lịch sử
thumb|Bãi Đá Chồng Ngọa Vân|264x264px
- Đền Lê Chân - Xã Thủy An
- Đền An Sinh—Xã An Sinh
- Chùa Ngọa Vân—Xã Bình Khê
- Chùa Hồ Thiên—Xã Bình Khê
- Cửa Chúa Năm Phương—Xã Tràng Lương
- Lăng mộ các vua Trần - Xã An Sinh
- Chùa Quỳnh Lâm - phường Tràng An
- Chùa Trạo Hà—Phường Đức Chính
- Chùa Cầm—Xuân Cầm-Phường Xuân Sơn
- Chùa Mễ Sơn—Phường Xuân Sơn
- Chùa Đông Sơn—Phường Xuân Sơn
- Chùa Mĩ Cụ—Phường Hưng Đạo
- Chùa Ngọc Thanh—Thôn Vị Thủy -Xã Thủy An
- Đền Thái—Thái miếu vương Triều Trần tại quê gốc.
- Chùa Tuyết -
- Chùa Nhuệ Hổ - Phường Kim Sơn
- Chùa Bắc Mã - Xã Bình Dương
- Đình Bắc Mã - Xã Bình Dương
- Chùa Hổ Lao - Xã Tân Việt
- Đình Hổ Lao - Xã Tân Việt
- Chùa Non Đông (Tường Quang Tự)
- Chùa Tế (Tường Vân Tự) - Vĩnh Quang -phường Mạo Khê
- Chùa Cảnh Huống - Xã Yên Đức
- Chùa Kỉnh
- Đình Xuân Quang
- Lũy thành nhà Mạc
- Đền nhà Bà - Phường Hoàng Quế
- Chùa Râm (Chùa Đoan Nghiêm) Khu Yên Lâm 1, Phường Đức Chinh.
- Khu di tích lịch sử Đồn Cao- Phường Đông Triều.
Danh sách các khách sạn đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch tại Đông Triều | |||
---|---|---|---|
Sao | Tên | Địa chỉ | Số phòng |
<math>\bigstar\bigstar\bigstar</math> | Khách sạn Long Hải | Mạo Khê | 57 |
Số khách sạn: 1 - Tổng số phòng: 57 | |||
<math>\bigstar\bigstar</math> | Khách sạn Thanh Tùng | Hồng Thái Đông | 52 |
Số khách sạn: 1 - Tổng số phòng: 52 | |||
<math>\bigstar</math> | Số khách sạn: 0 - Tổng số phòng: 0 | ||
Tổng số khách sạn: 2 - Tổng cộng số phòng: 109 |
Danh sách các điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch tại Đông Triều | |
---|---|
Tên | Địa chỉ |
Thành Đồng | Bình Dương |
Cửa hàng gốm Thái Sơn 88 | Yên Thọ |
Cửa hàng gốm Thành Tâm 668 | Mạo Khê |
Trung tâm OCOP tỉnh Quảng Ninh tại thị xã Đông Triều | Mạo Khê |
Danh sách các nhà hàng đạt tiêu chuẩn phục vụ du lịch tại Đông Triều | |
---|---|
Tên | Địa chỉ |
Nhà hàng Vinquint | Mạo Khê |
Nhà hàng Long Hải | Mạo Khê |
Văn hóa
Hơn sáu mươi năm trước, với thế đất hiểm yếu, Đông Triều được chọn làm căn cứ địa của Đệ tứ Chiến khu. Và từ đây, những chiến công lừng lẫy của quân và dân ta đã được ghi dấu tại mảnh đất này. Với những làng nghề truyền thống từ cha ông để lại, Đông triều có rất nhiều làng nghề được phục vụ nhân dân và thị trường như: Làng nghề Gốm Sứ Đông triều, như xay xát gạo, mộc gia dụng, thợ nề, sản xuất vật liệu xây dựng, nấm ăn và nguyên liệu, dệt thổ cẩm, đan lát mây tre làm thúng, mủng, rèn, cơ khí nhỏ, sửa chữa, dệt may, thêu ren, điêu khắc than đá...thumb|Đại hội TDTT Đông Triều 2013|264x264px
Giáo dục
Các trường Đại học và phổ thông trên địa bàn thị xã:
- Đại học công nghiệp Quảng Ninh.
- Trường THPT Đông Triều.
- Trường THPT Hoàng Quốc Việt.
- Trường THPT Hoàng Hoa Thám.
- Trường THPT Lê Chân.
- Trường THPT Dân Lập Trần Nhân Tông
- Trường THPT Dân Lập Nguyễn Bình.
- Trường THPT Dân lập Trần Hưng Đạo.
- Trung tâm GDTX thị xã Đông Triều.
Các trường Trung học cơ sở và tiểu học trên địa bàn thị xã.
- Trường Trung học cơ sở Yên Thọ
- Trường Trung học cơ sở Yên Đức
- Trường Trung học cơ sở Xuân Sơn
- Trường Trung học cơ sở Việt Dân
- Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du
- Trường Trung học cơ sở Tràng Lương
- Trường Trung học cơ sở Tràng An
- Trường Trung học cơ sở Thủy An
- Trường Trung học cơ sở Tân Việt
- Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ
- Trường Trung học cơ sở Nguyễn Đức Cảnh
- Trường Trung học cơ sở Mạo Khê II
- Trường Trung học cơ sở Mạo Khê I
- Trường Trung học cơ sở Lê Hồng Phong
- Trường Trung học cơ sở Kim Sơn
- Trường Trung học cơ sở Hưng Đạo
- Trường Trung học cơ sở Hồng Thái Tây
- Trường Trung học cơ sở Hồng Thái Đông
- Trường Trung học cơ sở Hoàng Quế
- Trường Trung học cơ sở Đức Chính
- Trường Trung học cơ sở Bình Khê
- Trường Trung học cơ sở Bình Dương
- Trường Trung học cơ sở An Sinh
- Trường TH Yên Thọ
- Trường TH Yên Đức
- Trường TH Xuân Sơn
- Trường TH Vĩnh Khê
- Trường TH Việt Dân
- Trường TH Kim Đồng
- Trường TH Tràng Lương
- Trường TH Tràng An
- Trường TH Thủy An
- Trường TH Tân Việt
- Trường TH Quyết Thắng
- Trường TH Nguyễn Văn Cừ
- Trường TH Nguyễn Huệ
- Trường TH Mạo Khê B
- Trường TH Mạo Khê A
- Trường TH Lê Hồng Phong
- Trường TH Kim Sơn
- Trường TH Hưng Đạo
- Trường TH Hông Thái Tây
- Trường TH Hông Thái Đông
- Trường TH Hoàng Quế
- Trường TH Đức Chính
- Trường TH Bình Khê II
- Trường TH Bình Khê I
- Trường TH Bình Dương
- Trường TH An Sinh B
- Trường TH An Sinh A
Giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy gồm có:
- Quốc lộ 18A nối thị xã Đông Triều với thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương qua cầu địa phận (Vàng Chua).
- Quốc lộ 17C nối phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều với thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, Hải Dương.
- Tỉnh Lộ 326 nối Đông Triều - Uông Bí - Hạ Long - Cẩm Phả.
- Phà Triều nối Đông Triều với huyện Kinh Môn, Hải Dương qua sông Kinh Thầy.
- Cầu Hoàng Thạch nối phường Mạo Khê với thị trấn Minh Tân huyện Kinh Môn, Hải Dương qua sông Đá Vách.
- Đông Triều cũng có tuyến đường sắt Hà Nội - Cái Lân đi qua với ga chính là ga Tràng An, Ga Mạo Khê....
Ngoài ra còn có dự án đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long đi qua hiện đã được quy hoạch.
Các công trình hạ tầng xã hội
Hạ tầng kỹ thuật
Thị xã Đông Triều nằm ở vị trí cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có điều kiện thuận lợi trong việc chào đón các nhà đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh. Thời gian vừa qua, được sự quan tâm của Trung ương, UBND tỉnh Quảng Ninh, thị xã Đông Triều đã được quan tâm đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, như: Đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 18, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ (tỉnh lộ 345: đang được đầu tư; tỉnh lộ 332, 333 đang được nghiên cứu đầu tưên cứu đầu tư); nghiên cứu đầu tư xây dựng một số tuyến đường mới phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội (tuyến đường trung tâm thị xã, tuyến đường nối từ Quốc lộ 18 qua xã Thủy An, Nguyễn Huệ nối sang tỉnh Hải Dương bằng cầu Đông Mai bắc qua sông Vàng), tiếp tục đầu tư hoàn thiện các tuyến đường liên xã, phường của thị xã (tuyến Tràng An - Bình Khê, tuyến Xuân Sơn - Bình Khê vào nhà máy nhiệt điện). Ngoài hệ thống đường giao thông, thị xã Đông Triều còn được quan tâm đầu tư hệ thống lưới điện trung hạ thế (như dự án chống quá tải, dự án nâng cấp đường dây trung thế 22kV) đảm bảo cấp điện liên tục cho phát triển kinh tế xã hội; mở rộng mạng lưới cấp nước sạch, đầu tư mới các trạm xử lý nước trên địa bàn (trạm xử lý nước Khe Chè, các trạm xử lý nước tại xã Nguyễn Huệ, Thủy An, Hoàng Quế, Hồng Thái Tây).
Hạ tầng xã hội
Về giáo dục: Thị xã Đông Triều có 86 cơ sở giáo dục ở tất cả các cấp học, đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và trung học cơ sở mức độ 3 với mỗi xã có tối thiểu một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở hoặc một trường kết hợp. 80/86 trường đạt chuẩn quốc gia đạt 93% số trường, đạt chuẩn quốc gia. 100% số trường học có kết nối Internet.
Phát triển nguồn nhân lực
Nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tổ chức, doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn thị xã; trong những năm qua, thị xã Đông Triều đã và đang tích cực đầu tư vào giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ của thị xã (trường đại học công nghiệp, trường dạy nghề, đầu tư hệ thống đào tạo chất lượng cao tại các trường học.
Các địa danh, đường phố, công trình công cộng tại Đông Triều
Danh sách các tuyến đường tại Đông Triều | ||||
---|---|---|---|---|
Tên đường | Vị trí | Dài (m) | Rộng (m) | Ý nghĩa tên gọi, thông tin thêm |
Hoàng Hoa Thám | Từ Cầu Chạ đến Ngã 4 dốc Thụ | 3490 | 12 | |
Lê Hồng Phong | Từ đường Nguyễn Bình đến Bến phà Triều | 3130 | 5,5 | |
Mễ Dương | Từ đường Nguyễn Bình đến Ngã 3 khu La Dương | 2380 | 5,5 | Tên của HTX trước đây thuộc xã Hưng Đạo |
Mỹ Cụ | Từ đường Nguyễn Bình đến khu La Dương, phường Hưng Đạo | 2450 | 3,5 | Tên của làng và chùa Mỹ Cụ, có nghĩa là "Cỗ ngon dâng vua" |
Ngô Gia Tự | Từ đường Nguyễn Văn Đài đến Ngã 3 Suối Cạn | 1900 | 8 | |
Nguyễn Bình | Từ Ngã 3 tượng đài đến Cầu Cầm | 3650 | 12 | Trung tướng, tư lệnh Chiến khu Đông Triều |
Nguyễn Đức Cảnh | Từ đường Hoàng Hoa Thám đến Cầu Đá Vách | 1230 | 12 | |
Nguyễn Hải Thanh | Từ Ngã 3 tượng đài đến đường Nguyễn Bình | 3650 | 12 | Bí thư đầu tiên của Đệ tứ chiến khu Đông Triều |
Nguyễn Văn Cừ | Từ Cầu Hoàng Thạch đến Ngã 3 Chùa Non Đông | 3700 | 7-12 | Bí thư đặc khu Hồng Gai - Uông Bí, tham gia Vô sản hóa ở mỏ Vàng Danh |
Nguyễn Văn Đài | Từ Nhà sáng 56 mỏ than Mạo Khê đến Cảng Bến Cân | 2990 | 8 | Bí thư đầu tiên của huyện bộ Việt Minh Đông Triều |
Nguyễn Văn Phùng | Từ đường Trần Hưng Đạo đến Nhà máy Nhiệt điện Mạo Khê | 4285 | 4 | Quê ở khu Xuân Viên, phường Xuân Sơn; ông tham gia cách mạng tại huyện bộ Việt Minh Đông Triều |
Trần Hưng Đạo | Từ Cầu Cầm đến Cầu Chạ | 4660 | 12 | Vị tướng tài năng triều Trần, được thờ ở đến An Sinh, Đông Triều |
Trần Nhân Tông | Từ đường Nguyễn Bình đến Ngã 4 đền An Sinh | 4554 | 8 | Vị vua thứ 3 nhà Trần, năm 1308 ông về Ngọa Vân, Đông Triều và viên tịch tại đây |
Trần Quang Triều | Từ Ngã 6 Đức Chính đến Nghĩa trang Tràng An | 1900 | 8 | Vị quan triều Trần, sau ông về ở ẩn tại am Bích Động, gần chùa Quỳnh Lâm, xã Tràng An |
Đoàn Kết | Từ đường Trần Quang Triều đến đường Giếng Chợ | 700 | 5 | Tinh thần của dân tộc ta bao đời nay |
Thống Nhất | Từ đường Trần Quang Triều đến đường Trần Nhân Tông (khu Hạ 1 Tràng An) | 800 | 5 | Gợi đến những chiến thắng thống nhất Bắc Nam |
Giếng Chợ | Từ đường Trần Quang Triều đến Giếng Chợ cũ (khu Hạ 2 Tràng An) | 450 | 5 | Gợi đến địa danh đã đi vào tiềm thức của nhân dân Tràng An |
Du lịch | Từ đường Trần Quang Triều đến Trần Nhân Tông (đường qua Chùa Quỳnh Lâm) (khu Hạ 2 Tràng An) | 1700 | 8 | Con đường mang tên 1 ngành kinh tế mũi nhọn của Thị xã |
Yên Sinh | Đường vào Khu Yên Sinh- Tràng An | 1000 | 5 | Địa danh lịch sử đã đi vào tiềm thức của nhân dân |
Chùa Sinh | Đường giao từ đường Yên Sinh đến đập Quỳnh Lâm | 800 | 5 | Con đường mang tên một ngôi chùa cổ ở nơi đây |
Tổng số đường đã đặt tên: updating | Tổng chiều dài các đường đã biết: updating m |
Danh sách các tuyến phố tại Đông Triều | |||||
---|---|---|---|---|---|
Phường | Tên phố | Vị trí | Dài (m) | Rộng (m) | Ý nghĩa tên gọi, thông tin thêm |
Đông Triều | Chợ Cột | Từ đường Nguyễn Bình đến đường Trần Nhân Tông | 540 | 7 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân |
Sư Tuệ | Từ đường Nguyễn Bình đến đường Nguyễn Hải Thanh | 725 | 7 | Ông từng tham gia hoạt động cách mạng tại Chùa Bắc Mã, gây dựng chiến khu Đông Triều | |
Đức Chính | Nguyễn Văn Liền | Từ đường Trần Quang Triều đến Nhà Văn hóa khu Yên Lâm 2 | 1130 | 4 | Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, quê ở khu Yên Lâm 2, phường Đức Chính |
Trạo Hà | Từ đường Nguyễn Bình đến đường Nguyễn Hải Thanh | 1207 | 8 | Tên của làng Trạo Hà xưa, đình Trạo Hà - đền Di Ái | |
Yên Lâm | Từ đường Trần Nhân Tông đến phố Trạo Hà | 1085 | 4 | Tên làng cổ thuộc tổng Mễ Sơn nay thuộc phường Đức Chính | |
Hưng Đạo | Cổng Toang | Từ đường Nguyễn BÌnh đến Trụ sở UBND phường Hưng Đạo | 410 | 3,5-5 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân |
Kim Sơn | Gia Mô | Từ đường Trần Hưng Đạo đến phố Kim Sen | 660 | 5-12 | Tên của khu Gia Mô |
Kim Sen | Từ đường Trần Hưng Đạo đến phố Kim Sen | 1630 | 8 | Tên của khu Kim Sen | |
Nhuệ Hổ | Từ đường Trần Hưng Đạo đến Nhà văn hóa Nhuệ Hổ | 550 | 4 | Tên của khu và chùa Nhuệ Hổ | |
Mạo Khê | Công Nông | Từ phố Vườn Thông đến đường Nguyễn Văn Cừ | 1110 | 5-8 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân |
Dân Chủ | Từ phố Đặng Châu Tuệ đến phố Vườn Thông | 330 | 5,5 | Tên của khu Dân Chủ | |
Đặng Châu Tuệ | Từ đường Nguyễn Văn Đài đến Khu Vĩnh Lập | 650 | 5,5 | Bí thư chi bộ Đảng đầu tiên được thành lập ở khu mỏ Mạo Khê | |
Hoàng Quốc Việt | Từ đường Hoàng Hoa Thám đến Ga Mạo Khê | 730 | 4-8 | ||
Vĩnh Hải | Từ đường Hoàng Hoa Thám đến Ngã 3 khu Vĩnh Hải | 640 | 5 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân | |
Vĩnh Hòa | Từ đường Hoàng Hoa Thám đến Ngã 3 Xí nghiệp cơ khí thủy Mạo Khê | 700 | 4 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân | |
Vĩnh Khê | Từ đường Nguyễn Văn Cừ đến đường Nguyễn Văn Đài | 1200 | 5-8 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân | |
Vĩnh Quang | Từ đường Trần Hưng Đạo đến Ngã 3 Nhà văn hóa Vĩnh Quang 1 | 712 | 5,5 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân | |
Vĩnh Trung | Từ Công viên Hà Lan đến phố Vườn Thông | 625 | 5 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân | |
Vĩnh Tuy | Từ đường Hoàng Hoa Thám đến Ngã 3 khu Vĩnh Tuy 2 | 740 | 5 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân | |
Vườn Thông | Từ đường Hoàng Hoa Thám đến phố Dân Chủ | 1170 | 5,5 | Tên địa danh quen thuộc đi vào tiềm thức của nhân dân | |
Xuân Sơn | Công Viên | Từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Nguyễn Văn Phùng | 726 | 5 | |
Xuân Viên | Từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Nguyễn Văn Phùng | 1120 | 4-5 | Tên 1 làng thuộc xã Xuân Sơn khi xưa | |
Tổng số phố đã đặt tên: 22 | Tổng chiều dài các phố đã biết: 18390 m |
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- / 1- Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 09/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thị xã Đông Triều đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- / 2 - Sơ đồ vị trí thị xã Đông Triều và mối quan hệ liên vùng;
- / 3- Bản đồ hành chính thị xã Đông Triều;
- / 4- Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- / 5- Bản đồ hiện hiện trạng và Quy hoạch phân bổ dân cư và đô thị;
- / 6- Bản đồ Quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ;
- / 7- Bản đồ quy hoạch các khu công nghiệp và các công trình;
- / 8- Bản đồ quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu;
Tham khảo
5) Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập 04 phường: Hồng Phong, Tràng An, Yên Thọ, Hoàng Quế thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.TẠI KỲ HỌP THỨ 9, HĐND TỈNH KHÓA XIII
Liên kết ngoài
- Cổng Thông tin Thị xã Đông Triều
- Phòng Giáo dục và Đào Tạo Thị xã Đông Triều
- Du lịch Đông Triều
- Trung tâm xúc tiến đầu tư Thị xã Đông Triều
- Thị xã Đông Triều Quảng Ninh
Template:Danh sách phường, xã thuộc thị xã Đông Triều Template:Huyện thị Quảng Ninh Template:Các thị xã của Việt Nam
Template:Sơ khai Hành chính Việt Nam
Thể loại:Đô thị Việt Nam loại IV- ↑ http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201406/thong-qua-de-an-cong-nhan-dong-trieu-la-do-thi-loai-iv-truc-thuoc-tinh-quang-ninh-2232077/. Unknown parameter
|ngày truy cập=
ignored (help); Unknown parameter|nơi xuất bản=
ignored (help); Unknown parameter|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help) - ↑ http://xuctiendautudongtrieu.vn/Dien-tich---Dan-so/dta/vi/158/. Unknown parameter
|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help) - ↑ http://xuctiendautudongtrieu.vn/Tai-nguyen-thien-nhien/dta/vi/160/. Unknown parameter
|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help)