Đắk Glong
Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam Đăk Glong là một huyện của Việt Nam nằm trong tỉnh Đắk Nông.
Contents
Lịch sử
Sau năm 1975, huyện Đắk Nông thuộc tỉnh Đắk Lắk, gồm thị trấn Gia Nghĩa và 14 xã: Đắk Búk So, Đắk Ha, Đắk Nia, Đắk Rmăng, Đạo Nghĩa, Kiến Đức, Nhân Cơ, Quảng Khê, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Tín, Quảng Thành, Quảng Trực, Trường Xuân.
Ngày 20-4-1978, thành lập xã Đắk Rung.
Ngày 17-1-1984, chia xã Quảng Khê thành 2 xã lấy tên là xã Quảng Khê và xã Đắk Plao. Từ đó, huyện Đắk Nông có thị trấn Gia Nghĩa và 16 xã: Đắk Búk So, Đắk Ha, Đắk Nia, Đắk Plao, Đắk Rmăng, Đắk Rung, Đạo Nghĩa, Kiến Đức, Nhân Cơ, Quảng Khê, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Tín, Quảng Thành, Quảng Trực, Trường Xuân.
Ngày 22-2-1986, tách 7 xã: Đắk Búk So, Đạo Nghĩa, Kiến Đức, Nhân Cơ, Quảng Tân, Quảng Tín, Quảng Trực để thành lập huyện Đắk R'lấp. Huyện Đắk Nông còn lại thị trấn Gia Nghĩa và 9 xã: Đắk Ha, Đắk Nia, Đắk Plao, Đắk Rmăng, Đắk Rung, Quảng Khê, Quảng Sơn, Quảng Thành, Trường Xuân.
Ngày 24-3-1998, thành lập xã Đắk Som trên cơ sở 7.500 ha diện tích tự nhiên và 1.315 nhân khẩu của xã Đắk Plao.
Ngày 21-6-2001, hai xã Đắk Rung và Trường Xuân chuyển sang trực thuộc huyện Đắk Song, huyện Đắk Nông còn lại 8 xã: Quảng Khê, Đắk Ha, Đắk R'măng, Quảng Thành, Đắk Plao, Đắk Som, Đắk Nia, Quảng Sơn và thị trấn Gia Nghĩa.
Ngày 26-12-2003, tỉnh Đắk Lắk tách thành 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, huyện Đắk Nông thuộc tỉnh Đắk Nông. Thị trấn Gia Nghĩa thuộc huyện Đắk Nông là tỉnh lỵ.
Ngày 27-6-2005, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông) được thành lập trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Đăk Nông (bao gồm thị trấn Gia Nghĩa và 2 xã: Quảng Thành, Đắk Nia), nên phần còn lại của huyện Đắk Nông được đổi tên và lập nên huyện Đắk Glong ngày nay, gồm 6 xã: Quảng Khê, Đắk Ha, Đắk R'Măng, Đắk Plao, Đắk Som, Quảng Sơn.
Ngày 18-10-2007, thành lập xã Quảng Hòa trên cơ sở điều chỉnh 8.665 ha diện tích tự nhiên và 3.721 nhân khẩu của xã Quảng Sơn.
Ngày 6-7-2010, giải thể xã Đắk Plao (cũ); điều chỉnh toàn bộ 22.974 ha diện tích tự nhiên và 712 nhân khẩu của xã Đắk Plao về xã Đắk Som thuộc huyện Đắk Glong để quản lý; thành lập xã Đắk Plao (mới) trên cơ sở điều chỉnh 10.480 ha diện tích tự nhiên của xã Quảng Khê và 2.113 nhân khẩu của xã Đắk Plao (cũ); điều chỉnh 3.108 ha diện tích tự nhiên của xã Quảng Sơn về xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong để quản lý.[1]
Hành chính
Huyện Đắk Glong có 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm các xã: Quảng Khê (huyện lị), Quảng Sơn, Quảng Hòa, Đắk Ha, Đắk Som, Đắk R'măng, Đắk Plao.
Dân số
Đắk Glong là huyện rộng lớn trong các đơn vị hành chính cấp huyện trong Đắk Nông 1.442,28 km² diện tích tự nhiên. Dân số toàn huyện năm 2015 là 53.000 nghìn người. Đắk Glong còn đứng đầu Đăk Nông về mức độ thưa dân (mật độ dân số là 42 người/km², năm 2015).
Vị trí địa lý
Đắk Glong nằm ở phía đông nam của tỉnh Đắk Nông, giáp với các huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk ở phía đông bắc, Đam Rông ở phía đông, Lâm Hà ở phía đông nam, Di Linh và Bảo Lâm của tỉnh Lâm Đồng phía nam, Đắk R'lấp ở phía tây nam, thị xã Gia Nghĩa và Đắk Song ở phía tây và Krông Nô ở phía bắc.
Điều kiện tự nhiên
Đăk Glong có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, có giá trị công nghiệp cao như: Bôxít, Vonfram, Vàng.................. được đầu tư hiệu quả sẽ mang lại nguồn thu rất lớn cho huyện. Ngoài ra, diện tích lớn và điều kiện thổ nhưỡng thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp (Cà phê, Tiêu, Cao Su, Điều....). Là động lực để huyện Đắk Glong ngày càng phát triển.
Địa hình Đắk Glong có nhiều núi và cao nguyên ở phía bắc và Đông. Núi Tà Đùng ở phía đông của huyện cao đến 1.972 m đây là núi cao đứng vị trí thứ 03 của tây nguyên. phía đông nam của huyện thuộc xã Đắk Som là khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng nơi đây có hệ động thực vật hết sức phong phú, đa dạng,khu bảo tồn được bao bọc bởi hồ thuỷ Điện Đồng Nai 3 có diện tích 5000ha,trong lòng hồ có hơn 30 hòn đảo và bán đảo lớn nhỏ khác nhau,tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp có tiềm năng rất lớn cho ngành công nghiệp không khói.
Thành phần dân tộc
Đây là huyện có số cư dân người Mông đông nhất tỉnh Đắk Nông,ước tính có khoảng 14.000 người [1].
Kinh tế
Hiện nay tuy nền kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng đang có chuyển biến mạnh mẽ từ công nghiệp thương mại và dịch vụ, trên địa bàn huyện có công trình thuỷ điện Đồng Nai 3&4 đã và đang trong giai đoạn hoàn thành và các thuỷ điện nhỏ như Đắk Nteng.... sẽ tạo nên động lực cho việc phát triện kinh tế xã hội của huyện.Ngoài ra trên địa bàn huyện cũng đang hình thành một Cụm công nghiệp ở xã Đắk Ha có DT: 50ha và một Cụm tiểu thủ công nghiệp ở Thị trấn Quảng Khê DT: 140 ha có vốn đầu tư hàng chục tỉ đồng (hiện đã có Công ty giấy Vĩnh Huê, Nhà Máy Sợi Tơ-Tằm xuất khẩu của HTX Tân Tịnh đang hoạt động)
Các dự án kêu gọi đầu tư vào huyện Đắk Glong:
1. Dự án Khu du lịch sinh thái bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (xã Đắk Som): vốn đầu tư 500 tỉ đồng.
2. Dự án Quốc lộ 28 đoạn qua xã Quảng Khê: vốn đầu tư 600 tỉ đồng.
3. Dự án trung tâm cây giống cây trồng (xã Quảng Khê): vốn đầu tư 80 tỉ đồng.
4. Dự án trang trại nuôi nhím (xã Quảng Khê): vốn đầu tư 80 tỉ đồng
5. Dự án nhà máy chế biến cà phê (xã Quảng Khê): vốn đầu tư 300 tỉ đồng.
6. dự án trang trại nuôi cá, du lịch sinh thái (xã Đắk Som): vốn đầu tư 150 tỉ đồng.
7. Dự án khu du lịch văn hoá các dân tộc huyện Đắk Glong (xã Quảng Khê): vốn đầu tư 400 tỉ đồng.
8. Dự án xây dựng, nâng cấp đô thị Quảng Khê (Công viên, sân vận động, trung tâm thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí, hệ thống đèn thắp sáng đô thị) (xã Quảng khê): vốn đầu tư 750 tỉ đồng.
9. Dự án nhà máy chế biến bột mì (xã Đắk Ha): vốn đầu tư 250 tỉ đồng.
10. Dự án nhà máy sản xuất gạch (xã Đắk Ha): vốn dầu tư 170 tỉ đồng.
11. Dự án nhà máy bôxit (Cụm công nghiệp Đắk Ha): vốn đầu tư 3.200 tỉ đồng.
12. Dự án khu tổ hợp khách sạn, văn phòng Quảng Khê: vốn đầu tư 300 tỉ đông. 13. Dự án chăn nuôi bò CNC (xã Quảng Sơn).
Chú thích
- ↑ m.thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-28-NQ-CP-giai-the-xa-Dak-Plao-108429.aspx