Đốc Ngữ

Đốc Ngữ (? - 1892), tên thật Nguyễn Đức Ngữ, là người xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông đã có một tuổi thơ gian khó với việc phải chèo đò từ lúc còn nhỏ để giúp đỡ gia đình kiếm sống[1].

Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873), ông có mặt trong đội quân của triều đình Huế đóng ở Sơn Tây. Do chiến đấu dũng cảm, lập được nhiều chiến công, ông được thăng chức Đốc binh, từ đó có tên gọi là Đốc Ngữ.

Khi xảy ra Trận Cầu giấy lần hai (1883), ông đã là một trong những người có đóng góp lớn cho trận đánh. Sau đó, ông lui về Sơn Tây. Tháng 12 tháng 1883, khi Pháp chiếm thành Sơn Tây, ông mang quân của mình đến tham gia chiến đấu dưới quyền Chánh sứ Sơn phòng kiêm Tuần phủ Hưng Hóa Nguyễn Quang BíchBố chánh Nguyễn Văn Giáp[1].

Đến 1890, sau khi Nguyễn Quang Bích mất, Đốc Ngữ đem quân đến vùng Thanh Sơn (Phú Thọ) lập căn cứ riêng, rồi lần lượt mở rộng hoạt động suốt dọc hai bờ sông Hồngsông Đà. Trong cuộc chiến đấu, Ông còn liên kết với Tống Duy TânThanh HóaĐề Kiều ở Rừng Già (Cẩm Khê, Phú Thọ).

Nghĩa quân đã đánh nhiều trận oanh liệt, nhất là trận Chợ Bờ (tỉnh lỵ Hòa Bình). Quân Pháp giết ông ngày 7 tháng 8 năm 1892, trong một trận chiến không cân sức[1]. Tên ông được đặt cho phố Đốc Ngữ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Xem thêm

Chú thích

  1. 1,0 1,1 1,2 Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 1999

Template:Sơ khai nhân vật quân sự Việt Nam

Thể loại:Khởi nghĩa Thanh Sơn Thể loại:Quan Nhà Nguyễn Thể loại:Người Hà Nội Thể loại:Mất 1892