Đakrông
Template:Chú thích trong bài Template:Wiki hóa Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam Đa Krông là một huyện miền núi vùng cao biên giới phía tây nam của tỉnh Quảng Trị.
Contents
Lịch sử
Huyện Đa Krông được thành lập ngày 17/12/1996 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01/01/1997 trên cơ sở 10 xã của huyện Hướng Hóa và 3 xã của huyện Triệu Phong với diện tích 123.332ha và dân số là 25.917 người.
Địa lý
Diện tích của huyện Đa Krông là 123.332ha, dân sô hiện nay có hơn 34.160 người.
Hành chính
Huyện Đa Krông có 14 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Krông Klang và 13 xã: A Bung, A Ngo, A Vao, Ba Lòng, Ba Nang, Đa Krông, Hải Phúc, Húc Nghì, Hướng Hiệp, Mò Ó, Tà Long, Tà Rụt, Triệu Nguyên.
Vị trí
Nằm ở vị trí 16017`55`` đến 16049`12`` vĩ độ Bắc và 106044`01`` đến 107014`15`` kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với các huyện Gio Linh, Cam Lộ: Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế và Cộng hòa Dân Chủ Nhân dân Lào: Phía Đông giáp các huyện Triệu Phong và Hải Lăng: Phía Tây giáp huyện Hướng Hóa.
Đa Krông có vị trí quan trọng không chỉ đối với tỉnh Quảng Trị mà còn với cả khu vực Bắc Trung Bộ: đây chính là cửa ngõ đi vào thị xã Đông Hà, vào Thừa Thiên Huế là khu vực nối các huyện Cam Lộ Triệu Phong, Gio Linh, Hải Lăng với huyện Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị là khu vực biên giới tiếp giáp với nước Lào.
Địa hình, địa chất
Địa hình Đakrông cao về phía Đông – Đông Nam thấp về phía Tây - Tây Bắc. Cao nhất là đỉnh Kovalađút 1.251m, thấp nhất là khu vực bãi bồi Ba Lòng 25m. Đồi núi tập trung ở phía Đông Nam của huyện.
Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên khác nhau nên đất đai ở Đakrông rất đa dạng và phong phú bao gồm bảy loại chính đó là: đất màu tím trên đá sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất phù sa bồi, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét, đất đỏ vàng trên đất mácmaxit và đất vàng nhạt trên đá cát. Nhóm đất có địa hình đồi chiếm hơn 95 diện tích phù hợp trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cà phê, tiêu, cao su vv…….. Ngoài ra có đất phù sa sông phù hợp trồng cây nông nghiệp như bắp đậu v.v..
Khí hậu thủy văn
Đakrông có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện rõ ở chế độ mưa và gió mùa. Khí hậu Đakrông chịu ảnh hưởng rõ rệt của bức xạ nội chí tuyến và đặc điểm địa lý mà trước hết là sự xuất hiện của dãy núi Trường Sơn, nằm trong khu vực chuyển tiếp của hai mùa khí hậu mùa nóng và mùa lạnh.
Sông ngòi
Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Nam và đông Nam huyện Đakrông có chiều dài 85 km. Sông Quảng Trị chảy qua Đakrông là hợp lưu của hai con sông Đakrông và sông Rào Quán. Thượng lưu gọi là sông Đakrông, hạ lưu gọi là sông Ba Lòng Trong hệ thống sông Đakrông có nhiều con suối tương đối lớn đổ ra như Paây, Scam, Ra Ngao, Ta Sam Ba Le, Rơlay vv….. Ngoài ra còn có nhiều con suối đổ vào sông Ba Lòng như Khe Làng An, Khe Vẽ,… Sông Đakrông có độ dài ngắn và dốc nên tốc độ chảy cao về mùa mưa lũ thường xảy ra tình trạng lũ lụt lớn.
Bài hát Sông Dakrong mùa xuân về được ca sĩ Trọng Tấn thể hiện rất thành công
Đặc điểm Xã hội
Lịch sử hình thành
Trong lịch sử vùng đất Đakrông từng thuộc các huyện Hướng Hóa, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong: Do ảnh hưởng của chiến tranh do yêu cầu cách mạng nên nhiều lần tách ra hợp vào. Đakrông là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa thời tiền sử. Qua các phát hiện khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu vết của thời kỳ đá mới thuộc văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn ở Đakrông. Ở đây còn phát hiện nhiều dấu vết của nền văn hóa đồ đồng như rìu đồng giáo đồng lưỡi câu đồng và một số đồ trang sức vv. Qua những dữ kiện đó chứng tỏ Đakrông có bề dày lịch sử lâu đời là nơi con người lập nghiệp từ rất sớm có những đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Vào buổi đầu của lịch sử nơi đây là địa bàn của trú của bộ Việt Thường. Từ cuối thế kỷ II đến thế kỷ XIV thuộc về châu Ô, châu Lý của nhà nước Chăm Pa. Từ năm 1306 thuộc về nhà nước Đại Việt sau khi Chế Mân lấy châu Ô, châu Lý làm lễ vật cầu hôn Huyền Trân công chúa. Năm 1307 nhà Trần đổi châu Ô, châu Lý thành Thuận Châu và Hóa Châu, Đakrông lúc này thuộc Hóa Châu.
Ngày 17-12-1996, huyện Đa Krông được thành lập trên cơ sở tách 10 xã: Mò Ó, Hướng Hiệp, ĐaKrông, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Vao, A Ngo, A Bung, Ba Nang thuộc huyện Hướng Hóa và 3 xã: Ba Lòng, Hải Phúc, Triệu Nguyên thuộc huyện Triệu Phong.
Khi mới thành lập, huyện Đa Krông có 13 xã: Mò Ó, Hướng Hiệp, ĐaKrông, Tà Long, Húc Nghì, Tà Rụt, A Vao, A Ngo, A Bung, Ba Nang, Ba Lòng, Hải Phúc, Triệu Nguyên.
Ngày 2-1-2004, thành lập thị trấn Krông Klang - thị trấn huyện lỵ huyện Đa Krông trên cơ sở 384,70 ha diện tích tự nhiên và 1.616 nhân khẩu của xã Mò Ó; 1.436,30 ha diện tích tự nhiên và 1.010 nhân khẩu của xã Hướng Hiệp.
Dân cư, văn hóa
Dân cư ở đây không chỉ có người Chăm mà gồm cả đồng bào dân tộc ít người như Vân Kiều, PaCô cùng người Kinh định cư lâu đời. Từ 1831 khi nhà Nguyễn thành lập tỉnh Quảng Trị thì Đakrông chính thức thuộc về tỉnh Quảng Trị. Từ đó đến 1976, Đakrông thuộc tỉnh Bình Trị Thiên. Đến ngày 18.5.1981, xã Đakrông được thành lập trên cơ sở sát nhập các thôn Taliêng, Pa ra Từng, Chân Rò tách từ xã Tà Long và thôn Ba Ngao, Làng Cát, Vùng Kho. Các xã A Túc, A Xốc và Kỳ Nơi thuộc huyện Hướng Hóa nhập vào làm một và lấy tên là A Túc. Dân cư Đakrông ngoài các dân tộc thiểu số như Ba Hy, Vân Kiều, Pa Cô là chủ yếu còn có người Kinh sinh sống. Tính đến 2005, Dân số Đakrông khoảng 34.160 người. Mặc dù thành phần dân tộc phức tạp nhưng trải qua quá trình chung sống vật lộn đấu tranh với thiên nhiên và giặc ngoại xâm cư dân Đakrông đã trở thành một khối thống nhất trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu của cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng. Cộng đồng cư dân sinh sống đầu tiên ở trên địa bàn huyện Đakrông đó là cộng đồng người Ba Hy. Họ sống theo dạng du canh du cư từ ngọn núi này sang ngọn núi khác nhưng sau một thời gian sinh sống họ gặp phải dịch bệnh và thú dữ tấn công nên đã chuyển di nơi khác sinh sống. Sau khi người Ba Hy dời đi thì những người mới đến định cư ở đây (còn gọi là người Bru nghĩa là nhũng người sống ở trên cao). Ngoài người Vân Kiều còn có người Pa cô cư trú ở phía Tây Nam của huyện ở các xã A Túc, A Bung, Tà Rụt.
Ngôn ngữ của đồng bào Vân Kiều gọi là Kado, Kanay, thuộc ngữ hệ Môn – Khơme. Người Vân Kiều, Pa cô sống thành các bản làng gọi là Vil hay Vel mỗi bản thường có 20-30 gia đình. Đứng đầu Vil hay Vel là Aryay vel có thể là người đứng đầu dòng họ hoặc được bầu lên nói chung đó là người có uy tín và trách nhiệm với cộng đồng được cộng đồng tin tưởng. Nhà ở của đồng bào Đakrông đều là nhà sàn lợp bằng lá tranh, mây, sàn lát bằng nứa hoặc gỗ. Giữa hai cộng đồng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa như cà răng, căng tai, các mô típ trang trí, hay các câu chuyện dân gian,...
Sau khi người Kinh lên sinh sống cùng với cộng đồng ở đây dã trở thành một cộng đồng cư dân mới hết sức đoàn kết và gắn bó cùng nhau tồn tại và phát triển.
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
Template:Các huyện thị thuộc tỉnh Quảng Trị Template:Danh sách xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Trị