Đan Phượng
Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam Đan Phượng là một huyện của thành phố Hà Nội, Việt Nam. Đan Phượng theo nghĩa gốc Hán có nghĩa là chim phượng đỏ.
Contents
Địa hình
Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông (sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy) nên địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình từ 6-8m.
Vị trí địa lý
Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng là huyện có hệ thống sông Hồng, Sông Đáy chảy qua. Xưa kia là ngã ba sông(Sông Hồng, Sông Nhuệ, Sông Đáy) nên địa hình của huyện là tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Chiều cao trung bình là 6-8m. Đan Phượng nằm tại khoảng giữa của trục đường Quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây. Huyện Đan Phượng nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội. Phía bắc giáp Sông Hồng (sang bờ bên kia là huyện Đông Anh,Mê Linh). Phía đông giáp Từ Liêm, Hoài Đức. Phía tây giáp Phúc Thọ. Phía nam giáp Hoài Đức.
- Phía đông giáp huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm.
- Phía nam giáp huyện Hoài Đức.
- Phía tây giáp huyện Phúc Thọ.
- Phía bắc giáp huyện Mê Linh
Huyện Đan Phượng có Quốc lộ 32 chạy qua khoảng 4 Km, nếu đi từ phía Hà Nội lên Sơn Tây đến Km 16+500 là ngã Tư Trôi (thuộc huyện Hoài Đức) rẽ phải khoảng 300m sẽ đến xã Tân Lập huyện Đan Phượng.So với các Quận Huyện của thủ đô Hà Nội, Đan Phượng có số khu vực hành chính và diện tích tự nhiên thuộc loại nhỏ nhất (chỉ ngang bằng 1 xã của Huyện Ba Vì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mĩ...),nhưng xét về mảng văn hóa giáo dục cũng thuộc hạng đầu của TP HN hiện nay (tất cả các trường Tiểu học trong huyện đã đạt chuẩn Quốc gia, có những xã có số dân khoảng 17.000 người như ở Tân Hội, 14.800 người như ở Tân Lập, hơn 10.000 người như ở Thị Trấn Phùng, Hồng Hà, Phương Đình...)
Lịch sử
- Huyện được đặt từ thời Trần, đến thời Minh chiếm đóng thì huyện tên là Đan Sơn thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Sang thời Hậu Lê huyện lệ về phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Năm 1831, vua Minh Mạng điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các tỉnh mới. Huyện đựợc tách ra thành huyện riêng vào năm 1832 vẫn thuộc phủ Quốc Oai. Năm 1888, sau khi vua Đồng Khánh cắt Hà Nội cho Pháp. Huyện Đan Phựợng được nhập về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
- Sau cách mạng tháng Tám (1945), cấp phủ bị bãi bỏ, nên từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1947 sát nhập một số xã, tổng thuộc huyện Từ Liêm thành huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.
- Từ tháng 3 năm 1947, 4 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai và thị xã Hà Đông được cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo quyết định của Khu II (Khi sự kiện 19 tháng 12 năm 1946 nổ ra, Mặt trận Hà Nội được sát nhập vào Khu II. Từ ngày 1 tháng 11 năm 1948, Khu 2 đặt quyền trực thuộc của Liên khu 3, nhưng đến tháng 5 năm 1949 thì khu Hà Nội lại được tách ra để thành lập Mặt trận Hà Nội độc lập, trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Tình trạng này được duy trì cho đến sau năm 1954, khi đấy gọi là Khu Hà Nội).
- Từ ngày 12 tháng 3 năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, huyện Đan Phượng được gộp vào liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng (theo công văn số: 038/KCT, ngày 13 tháng 3 năm 1947), UBK- Khu XI của Bộ chỉ huy Chiến khu XI). Tháng 5 năm 1947, Trung ương quyết định tách ba tỉnh Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây ra khỏi Khu II, thành lập Khu XI.
- Tháng 5 năm 1948 đến tháng 10 năm 1948, Khu XI được Trung ương quyết định giải thể Khu XI và thành lập tỉnh Lưỡng Hà (Hà Đông - Hà Nội) thuộc Liên khu III. Lúc này, liên quận huyện IV - Hoài Đức và Đan Phượng được tách ra thành huyện Liên Bắc. Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc - tỉnh Lưỡng Hà.
- Từ tháng 10 năm 1948 đến tháng 3 năm 1954:
- + Khu uỷ III tách Lưỡng Hà thành 2 tỉnh: Hà Đông, Hà Nội, và do vậy, lúc này, Đan Phượng thuộc huyện Liên Bắc tỉnh Hà Đông.
- + Tháng 12 năm 1952, phần lớn địa bàn Đan Phượng thuộc bắc Liên Bắc do Ban cán sự bắc Liên Bắc nắm, ranh giới là đường quốc lộ 11A (32) để việc chỉ đạo phong trào kháng chiến được sâu sát, kịp thời hơn.
- Tháng 4 năm 1954, huyện Đan Phượng được tái lập và thuộc tỉnh Sơn Tây quản lý theo quyết định của Liên khu uỷ III.
- Tháng 8 năm 1954, huyện Đan Phượng được Liên khu uỷ III cắt chuyển trả lại cho tỉnh Hà Đông.
- Ngày 20 tháng 4 năm 1961, 5 xã thuộc huyện Đan Phượng là Tân Dân (Thượng Cát), Tân Tiến (Liên Mạc), Trần Phú (Phú Diễn), Trung Kiên (Tây Tựu) và Minh Khai được cắt chuyển về huyện Từ Liêm (Hà Nội) theo quyết định của Quốc hội tại kì họp thứ 2 (Khóa II) (nay là địa bàn các phường Thượng Cát, Liên Mạc, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Minh Khai thuộc quận Bắc Từ Liêm).[1]
- Ngày 21 tháng 4 năm 1965, huyện Đan Phượng thuộc quyền quản lý của tỉnh mới Hà Tây.[2]
- Ngày 27 tháng 12 năm 1975, huyện Đan Phượng là một trong 24 đơn vị hành chính của tỉnh Hà Sơn Bình, gồm 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.[3]
- Từ ngày 29 tháng 12 năm 1978 đến ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Đan Phượng được cắt chuyển về thành phố Hà Nội theo quyết định của Quốc hội tại kì họp thứ 4 (khoá VI) vào cuối tháng 12 năm 1978.[4]
- Từ ngày 12 tháng 8 năm 1991 đến ngày 29 tháng 5 năm 2008, huyện Đan Phượng là một trong 14 đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tây theo quyết định của Quốc hội tại kì họp thứ 9 (khoá VIII) vào ngày 12 tháng 8 năm 1991.[5]
- Ngày 29 tháng 8 năm 1994: thành lập thị trấn Phùng, gồm phần đất của các xã Đan Phượng, Đồng Tháp và Song Phượng.
- Ngày 29 tháng 5 năm 2008, giải thể tỉnh Hà Tây cũ, huyện Đan Phượng thuộc thành phố Hà Nội theo Nghị quyết 15-NQ/QH.[6]
Huyện đang phấn đấu đến sau năm 2020 sẽ trở thành quận nội thành.
Đường phố
Danh nhân
Nhà thơ Quang Dũng với bài thơ nổi tiếng "Tây Tiến" được sinh ra tại thôn Phượng Trì (nay thuộc Thị trấn Phùng), và nghệ sĩ nhân dân Thương Huyền (hát dầu tiên trên sóng Đài TNVN cũng quê ở đây), là nơi sinh của Thái sư phụ chính Tô Hiến Thành (xóm Lẻ, xã Hạ Mỗ) v.v..
- 15 Tiến sĩ có tên trong các văn bia tại Văn miếu Quốc tử giám
- Văn Dĩ Thành
- Nguyễn Danh Dự
- Tạ Đăng Huấn
- Phạm Phi Kiến
- Thi Sách
- Tô Hiến Thành
Các danh hiệu
Huyện anh hùng lực lượng vũ trang.
Huyện Anh hùng Lao động.
Huyện Nông thôn mới đầu tiên của Thủ đô Hà Nội.
cá nhân được truy tặng, phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang:
1. Anh hùng, liệt sĩ thời kỳ chống Pháp: Phan Xích (tức Nguyễn Thạc Rương): nguyên chỉ huy trưởng huyện đội Liên Bắc, giặc Pháp tôn là hùm xám Liên Bắc.
2. Anh hùng, liệt sĩ thời kỳ chống Pháp: Lê Thao.
3. Anh hùng Hoàng Hữu Chuyên (chống Trung Quốc năm 1979)
Làng nghề
- Làng nghề mộc Liên Hà
- Làng nghề mộc Liên Trung
Đặc sản
- Nem Phùng
- Rượu Nếp,Đậu Phụ Bá giang
- [Ca dao:"Giò Chèm,rượu Bá, nem Phùng.Ai chưa thưởng thức xin đừng khoe SANG"]
- [Ca dao:"Rượu Nếp,Đậu phụ Bá giang.Ai chưa thưởng thức, khoe SANG xin đừng!"
Văn hóa
- Huyện là cái nôi của các loại hình nghệ thuật dân gian trong đó có Hát ca trù ở xã Thượng Mỗ, Vật truyền thống ở xã Hồng Hà, Thổi cơm thi ở hội Dầy, hát Chèo tàu ở hội Gối (Tân Hội), hát chèo bè trên sông của dân chài Vạn Vĩ, hội thả diều ở Bá Giang, bơi trải ở Đồng Tháp, rước cây bông ở Trung Hà…
- Đan Phượng là quê hương danh nhân Thái úy Tô Hiến Thành
Di tích lịch sử
- Miếu Đinh Nguyên (xã Thọ An)
- Đình Ích Vịnh (xã Phương Đình)
- Đền Nhã Lang (xã Hạ Mỗ)
- Chùa Liên Trung (xã Liên Trung)
- Đền Yên Sở (chưa xác định)
- Đình chùa Phương mạc (xã Phương Đình)
- Miếu Voi Phục (xã Tân Hội)
- Lăng Văn Sơn (xã Tân Hội)
- Đền Bà Sa Láng (xã Liên Hà)
- Đền Văn Hiến - Thờ Thái úy Phụ chính Tô Hiến Thành (xã Hạ Mỗ)
- Đình Vạn Xuân (xã Hạ Mỗ)
- Chùa Hải Giác (xã Hạ Mỗ)
- Đền Chi Trỉ (xã Hạ Mỗ)
- Chùa Già Lê (xã Hồng Hà)
- Miếu Xương Rồng (xã Liên Hồng)
- Đền thờ Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải - DTLS cấp Tỉnh thành phố (xã Thọ An)
Các đơn vị hành chính[7]
Gồm 1 thị trấn Phùng và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.
Hạ tầng kỹ thuật
Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành khu đô thị Tân Tây Đô, khu nhà ở Tân Lập cũng như khu đô thị sinh thái cao cấp Phoenix Garden.
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long).
Hệ thống xe buýt
Điểm đầu cuối và trung chuyển
- Tân Lập (29)
- Phùng (20A)
Các tuyến xe buýt hoạt động:
Tuyến xe buýt | Ghi chú | Lộ trình trong khu vực huyện Đan Phượng |
---|---|---|
20A(Cầu Giấy - Phùng) | ... - Phùng (bến xe Phùng) | |
20B(Cầu Giấy - Sơn Tây) | ... - Phùng -... | |
20C(Nhổn - Võng Xuyên) | ... - Đê Liên Trì - Đê Hữu Hồng (Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Hồng Hà) - Tiên Tân - Trung Châu -... | |
29(Bến xe Giáp Bát - Tân Lập) | ... - Tân Lập - Tân Lập (Sân bóng xã Tân Lập) | |
92(Nhổn - Sơn Tây - Tây Đằng) | ... - Phùng -... |
Chú thích
- ↑ Nghị quyết về việc mở rộng thành phố Hà Nội do Quốc hội ban hành
- ↑ Quyết định 103-NQ-TVQH năm 1965 về việc phê chuẩn việc thành lập các tỉnh Bắc Thái, Nam Hà, Hà Tây và việc sáp nhập xã An Hòa thuộc huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (cũ) vào xã Tiến Xuân thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- ↑ Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về việc hợp nhất một số tỉnh
- ↑ Nghị quyết về việc phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Hà Sơn Bình, Vĩnh Phú, Cao Lạng, Bắc Thái, Quảng Ninh và Đồng Nai do Quốc hội ban hành
- ↑ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
- ↑ Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành
- ↑ UBND HUYỆN ĐAN PHƯỢNG › Trang chủ › Tổng quan › Giới thiệu chung
Liên kết ngoài
Template:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Đan PhượngTemplate:Các quận huyện của Hà Nội