Bà Rịa
Template:Dablink Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam Bà Rịa là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam. Thành phố Bà Rịa hiện đang là đô thị loại II.
Contents
Vị trí địa lý
250px|phải|nhỏ|Di tích Nhà Tròn Bà Rịa Thành phố Bà Rịa cách Thành phố Hồ Chí Minh 72 km về phía Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 20 km về phía Đông Bắc.
Địa giới hành chính thành phố[1]:
- Đông giáp huyện Đất Đỏ; Đông Nam giáp huyện Long Điền.
- Tây giáp thị xã Phú Mỹ (huyện Tân Thành cũ).
- Nam giáp thành phố Vũng Tàu.
- Bắc giáp huyện Châu Đức và thị xã Phú Mỹ
Điều kiện tự nhiên
Địa hình thành phố khá bằng phẳng, hơi dốc ở phía bắc. Thổ nhưỡng gồm hai loại đất chính là đất xám và đất đỏ bazan. Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn khu vực gồm 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4 °C đến 27,2 °C.
Hành chính
Thành phố Bà Rịa có diện tích 91,46 km² với dân số đến năm 2014 khoảng 153.000 người gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã trong đó bao gồm 8 phường: Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung và 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng[1].
Lịch sử

Năm 1832, dưới thời vua Minh Mạng, Bà Rịa là phủ lỵ của phủ Phước Tuy. Thời Việt Nam Cộng hòa, thành phố Bà Rịa về mặt hành chính chỉ là cấp xã Phước Lễ, vừa là quận lị quận Châu Thành Phước Tuy, vừa là tỉnh lỵ tỉnh Phước Tuy.
Ngày 8 tháng 12 năm 1982, thị trấn Bà Rịa được thành lập từ xã Phước Lễ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Khi đó thị trấn Bà Rịa phía đông giáp xã Long Điền, huyện Long Đất, phía tây giáp xã Long Hương, phía bắc giáp xã Hòa Long, phía nam giáp đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo.[3]
Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định số 45/CP thành lập Thị xã Bà Rịa[4] trên cơ sở tách ra từ huyện Châu Thành và hoạt động từ ngày 15 tháng 8 năm 1994, gồm 5 phường: Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Toàn, Phước Trung (thành lập trên cơ sở giải thể thị trấn Bà Rịa cũ) và 3 xã: Long Hương, Hòa Long, Long Phước.
Ngày 22 tháng 10 năm 2002, chia xã Long Hương thành 2 phường: Long Hương và Kim Dinh.[5]
Ngày 27 tháng 6 năm 2005, chia phường Phước Hưng thành phường Phước Hưng và xã Tân Hưng; chia phường Long Toàn thành 2 phường: Long Toàn và Long Tâm.[6]
Ngày 16 tháng 4 năm 2007, thị xã Bà Rịa được công nhận là đô thị loại III.[7]
Ngày 2 tháng 5 năm 2012, trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa.[8]
Ngày 22 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP nâng cấp thị xã Bà Rịa lên thành phố Bà Rịa.[9]
Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2130/QĐ-TTg công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu[10].
Đường phố Bà Rịa trước năm 1975.
Đường Trần Văn Cố nay là đường Lê Thành Duy.
Đường Đồ Chiểu nay là đường Nguyễn Thành Châu.
Đại lộ Thành Thái và đường Phan Văn Lực nay là đường Cách Mạng Tháng 8.
Đường Trương Minh Ký nay là đường Trương Vĩnh Ký.
Đường Phạm Hữu Chí nay là đường Huỳnh Ngọc Hay.
Đường Nguyễn Thanh Thu nay là đường Huỳnh Tấn Phát.
Đường Lê Lợi và Phạm Công Chẩn nay là đường 27 tháng 4.
Đường Châu Văn Tiếp nay là đường Nguyễn Huệ.
Đường Nguyễn Văn Nho nay là đường Nguyễn Trãi
Đường Phan Thanh Giản nay là đường Nguyễn Đình Chiểu.
Đường Nguyễn Bá Tòng nay là đường Lê Lợi.
Đường Nguyễn Vĩnh Trinh nay là đường Nguyễn Thanh Đằng.
Đường Lê Tấn Đức nay là đường Huệ Đăng.
Đường Nguyễn Thành Lý nay là đường Hai Bà Trưng.
Kinh tế
nhỏ|250px|phải|Thủy sản khô được bày bán rất nhiều tại chợ Bà Rịa. Tại thành phố, một số hoạt động nông nghiệp như trồng cà phê, cao su, điều, cây ăn quả. Bà Rịa là một đầu mối giao thông của các tuyến Quốc lộ là 51, 52, 56 và tỉnh lộ 52. Bà Rịa còn là một đầu mối giao thông buôn bán, có đường ống khí đất chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu và nhiên liệu.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thành phố Bà Rịa là 1.215 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ thương mại 2.700 tỷ đồng, tăng 25%. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt gần 112 tỷ đồng[11].
Các mục tiêu an sinh xã hội được thực hiện tốt. Cụ thể, đã giải quyết và giới thiệu việc làm cho 2.446 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 1.394 lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2012, toàn thị xã ước giảm được 582 hộ nghèo theo chuẩn tỉnh, giảm 193 hộ nghèo theo chuẩn quốc gia[11].
Hiện nay trên địa bàn thành phố Bà Rịa đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Cinderella Residences, khu đô thị Barya City, khu đô thị Kim Dinh, khu đô thị Lan Anh Residential, Khu đô thị Golden Land Center City,...
Chú thích
- ↑ 1,0 1,1 Cite error: Invalid
<ref>
tag; no text was provided for refs named43.2FNQ-CP
- ↑ [1].
- ↑ Quyết định 192-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Đồng Nai
- ↑ Nghị định 45/CP/1994 về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa, huyện Châu Đức, huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- ↑ Nghị định 83/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- ↑ Nghị định 83/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- ↑ Quyết định 574/2007/QĐ-BXD công nhận thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là đô thị loại III
- ↑ Bà Rịa - Vũng Tàu "dời đô"
- ↑ Nghị quyết số 43/NQ-CP của Chính phủ: Về việc thành lập thành phố Bà Rịa, Chính phủ Việt Nam
- ↑ Quyết định số 2130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- ↑ 11,0 11,1 Thành lập thành phố Bà Rịa, Theo trang Chính phủ Việt Nam.
Tham khảo
Template:Các thành phố của Việt Nam Template:Các huyện thị Bà Rịa-Vũng Tàu
Template:Sơ khai Bà Rịa-Vũng Tàu
Thể loại:Bà Rịa-Vũng Tàu Thể loại:Đô thị Việt Nam loại II Thể loại:Thành phố trực thuộc tỉnh (Việt Nam) Thể loại:Khu dân cư ở Bà Rịa-Vũng Tàu