Bộ Công Thương (Việt Nam)
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.[1][2]
Contents
Lịch sử
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chính phủ Việt Nam thành lập Bộ Kinh tế phụ trách các Sở Kinh tế, các Nha chuyên môn: Nha Thường vụ, Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ, Nha Tiếp tế.[3]
Ngày 16 tháng 3 năm 1947 đặt trong Bộ Kinh tế cục Ngoại thương và ngày 17 tháng 11 năm 1950 thành lập Sở Nội thương.[3]
Ngày 14 tháng 5 năm 1951, đổi tên thành Bộ Công Thương.[3]
Ngày 26 tháng 7 năm 1960, Chủ tịch nước bãi bỏ Bộ Công Thương, thành lập Bộ Thuỷ lợi và Điện lực, Bộ Công nghiệp nặng, Bộ Công nghiệp nhẹ, Bộ Nội thương, Bộ Ngoại thương, Tổng cục Địa chất, Tổng cục Vật tư)[3]
Ngày 11 tháng 8 năm 1969, Bộ Công nghiệp nặng được chia thành: Bộ Điện và Than, Bộ Cơ khí và Luyện kim, Tổng cục Hoá chất. Thành lập Bộ Lương thực và Thực phẩm trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra. Thành lập Bộ Vật tư trên cơ sở Tổng cục Vật tư.[3]
Ngày 3 tháng 9 năm 1975 thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.[3]
Ngày 22 tháng 11 năm 1981, Bộ Điện và Than lại chia thành: Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than. Bộ Lương thực và Thực phẩm chia thành: Bộ Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực.[3]
Năm 1983 thành lập hai ban của Chính phủ: Ban Cơ khí và Ban Năng lượng. Cũng năm này Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học ra đời.[3]
Ngày 16 tháng 12 năm 1987, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công nghiệp thực phẩm và Bộ Lương thực hợp nhất thành Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm; Bộ Điện lực, Bộ Mỏ và Than hợp nhất thành Bộ Năng lượng.[3]
Ngày 28 tháng 6 năm 1988, Bộ Ngoại thương và Uỷ ban Kinh tế đối ngoại hợp nhất thành Bộ Kinh tế đối ngoại, Tổng cục Điện tử và Kỹ thuật tin học nhập vào Bộ Cơ khí và Luyện kim.[3]
Ngày 30 tháng 6 năm 1990, Bộ Kinh tế đối ngoại, Bộ Nội thương, Bộ Vật tư hợp nhất thành Bộ Thương nghiệp, Bộ Cơ khí và Luyện kim đổi thành Bộ Công nghiệp nặng.[3]
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Bộ Thương nghiệp đổi thành Bộ Thương mại và Du lịch,rồi Bộ Thương mại.[3]
Ngày 21 tháng 10 năm 1995, 3 Bộ Công nghiệp nặng, Năng lượng, Công nghiệp nhẹ hợp nhất thành Bộ Công nghiệp.[3]
Ngày 31 tháng 7 năm 2007, hợp nhất Bộ Công nghiệp với Bộ Thương mại thành Bộ Công Thương[3] giữa|1100x1100px
Lãnh đạo hiện nay
- Bộ trưởng: Trần Tuấn Anh - (kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương) - Con trai của Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
- Thứ trưởng: Trần Quốc Khánh
- Thứ trưởng: Đỗ Thắng Hải
- Thứ trưởng: Cao Quốc Hưng
- Thứ trưởng: Hoàng Quốc Vượng
- Thứ trưởng: Đặng Hoàng An
Tổ chức Đảng
- Xem thêmː Đảng ủy Bộ Công Thương
Tổ chức chính quyền
Cơ quan chức năng
- Văn phòng Bộ
- Thanh tra Bộ
- Vụ Kế hoạch
- Vụ Tài chính
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ Pháp chế
- Vụ Hợp tác quốc tế
- Vụ Khoa học và Công nghệ
- Vụ Phát triển nguồn nhân lực
- Vụ Thi đua - Khen thưởng
- Vụ Công nghiệp nặng
- Vụ Công nghiệp nhẹ
- Vụ Thị trường trong nước
- Vụ Thương mại biên giới và miền núi
- Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương
- Vụ Thị trường châu Âu
- Vụ Thị trường châu Mỹ
- Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á
- Vụ Chính sách thương mại đa biên
- Vụ Dầu khí và Than
- Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững
Cơ quan quản lý nhà nước
- Tổng cục Quản lý thị trường
- Cục Hóa Chất
- Cục Quản lý cạnh tranh
- Cục Xuất nhập khẩu
- Cục Công nghiệp địa phương
- Cục Công tác phía Nam (trước đây là Cơ quan Đại diện của Bộ Công Thương tại TP. Hồ Chí Minh)
- Cục Điều tiết điện lực
- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
- Cục Xúc tiến thương mại
- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số[4]
- Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo
- Thương vụ Việt Nam tại các nước và các vùng lãnh thổ
Các Viện Nghiên cứu
- Viện Nghiên cứu Cơ khí
- Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim.
- Viện Công nghiệp thực phẩm.
- Viện Nghiên cứu Da-Giầy.
- Viện Năng lượng.
- Viện Nghiên cứu Điện tử, Tin học, Tự động hóa.
- Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
- Viện Nghiên cứu Sành sứ - Thủy tinh công nghiệp.
Các đơn vị khác
- Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương.
- Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại.
- Nhà Xuất bản Công Thương.
- Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh
- Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế
- Trường Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương
- Báo Công Thương
- Tạp chí Công Thương
- Viện Nghiên cứu Chiến Lược, Chính Sách Công nghiệp
- Viện Nghiên cứu Thương mại
Các Tập đoàn, Tổng Công ty trực thuộc Bộ
- PetroVietNam (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam)
- EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam)
- Vinacomin (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam)
- Petrolimex (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam)
- Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam)
- Vinachem (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam)
- Vinapaco (Tổng công ty Giấy Việt Nam)
- Vnsteel (Tổng Công ty Thép Việt Nam)
- Vinataba (Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam)
- MIE (Tổng Công ty Máy và thiết bị công nghiệp)
- VEAM (Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp)
Bộ trưởng qua các thời kỳ
Thứ trưởng qua các thời kỳ
|
|
Nhận xét
Qua Báo cáo tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 Bộ Công Thương, bộ máy cán bộ của Bộ Công Thương được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá là cồng kềnh và cần phải tái cơ cấu. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần phải tái cơ cấu ngay bộ máy lên tới hàng vạn người từ 30 Cục, Vụ, 10 trường đại học, 22 trường cao đẳng, 11 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...[5]
Chú thích
- ↑ http://www.moit.gov.vn/. Unknown parameter
|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help) - ↑ http://www.moit.gov.vn/web/guest/chuc-nang-nhiem-vu. Unknown parameter
|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help) - ↑ 3,00 3,01 3,02 3,03 3,04 3,05 3,06 3,07 3,08 3,09 3,10 3,11 3,12 3,13 http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/515/lich-su-phat-trien.aspx. Unknown parameter
|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help) - ↑ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-98-2017-ND-CP-quy-dinh-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Bo-Cong-thuong-359172.aspx. Unknown parameter
|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help) - ↑ Kiểm tra nhân sự Bộ Công Thương: Ông Vũ Huy Hoàng, ông Trịnh Xuân Thanh cũng được mời về, danviet, 10.8.2016
Liên kết ngoài
- Template:Trang web chính thức
- Nghị định 189/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương
Template:Chính phủ Việt Nam Template:Tổ chức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam