Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Revision as of 04:10, 26 December 2018 by Namnguyenvn (talk)
(diff) ← Older revision | Latest revision (diff) | Newer revision → (diff)

Template:Chú thích trong bài Template:Bộ Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Nông nghiệp-Công nghiệp thực phẩm; Lâm nghiệpThuỷ lợi.

Lịch sử

Tiền thân của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là Bộ Canh nông, thành lập ngày 14 tháng 11 năm 1945, trên cơ sở Nha Nông-Mục-Thủy-Lâm thuộc Bộ Kinh tế quốc gia. Bộ trưởng đầu tiên là ông Cù Huy Cận.

Sau khi kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, tháng 2 năm 1955, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập Bộ Nông lâm, thay cho Bộ Canh nông cũ. Đến cuối năm 1960 tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường, Tổng cục Thủy sản và Tổng cục Lâm nghiệp. Đến tháng 12 năm 1969, Bộ Lương thực và Thực phẩm được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng cục Lương thực với ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm tách từ Bộ Công nghiệp nhẹ ra[1]. Bộ trưởng đầu tiên là ông Ngô Minh Loan.

Ngày 1 tháng 4 năm 1971, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn việc thành lập Ủy ban Nông nghiệp Trung ương trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường và Ban quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.

Năm 1976, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương được đổi tên lại thành Bộ Nông nghiệp với Bộ trưởng là ông Võ Thúc Đồng. Đồng thời, Bộ Hải sản cũng được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Thủy sản, do Phó thủ tướng Võ Chí Công kiêm Bộ trưởng; và Bộ Lâm nghiệp được thành lập trên cơ sở của Tổng cục Lâm nghiệp, do ông Hoàng Văn Kiểu làm Bộ trưởng.

Tháng 1 năm 1981, Bộ Lương thực và Thực phẩm giải thể, thành lập 2 Bộ mới là Bộ Lương thựcBộ Công nghiệp Thực phẩm. Đến tháng 7 cùng năm, Bộ Thủy sản được thành lập trên cơ sở Bộ Hải sản.

Ngày 16 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 782 NQ HĐNN 7 về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm trên cơ sở sáp nhập 3 Bộ: Nông nghiệp, Lương thực và Công nghiệp thực phẩm.

Từ ngày 3/10-28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩmBộ Thủy lợi.

Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.1100x1100px|giữa

Lãnh đạo

  • Thứ trưởng:
  1. Hà Công Tuấn, Thứ trưởng thường trực.
  2. Hoàng Văn Thắng
  3. Lê Quốc Doanh.
  4. Trần Thanh Nam.
  5. Phùng Đức Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội [2]

Tổ chức

1. Vụ Kế hoạch;

2. Vụ Tài chính;

3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường;

4. Vụ Hợp tác quốc tế;

5. Vụ Tổ chức cán bộ;

6. Vụ Pháp chế;

7. Vụ quản lý doanh nghiệp

7. Thanh tra Bộ;

8. Văn phòng Bộ;

9. Cục Trồng trọt;

10. Cục Bảo vệ thực vật;

11. Cục Chăn nuôi;

12. Cục Thú y;

13. Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản;

14. Cục Quản lý Xây dựng công trình;

15. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn;

16. Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản;

17. Trung tâm Tin học và Thống kê;

18. Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;

19. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia;

20. Báo Nông nghiệp Việt Nam;

21. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

22. Tổng cục Lâm nghiệp bao gồm các đơn vị sau:

  • Cục Kiểm lâm;
  • Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam;
  • Văn phòng Tổng cục;
  • Vụ Bảo tồn thiên nhiên;
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính;
  • Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế;
  • Vụ Pháp chế - Thanh tra;
  • Vụ Phát triển rừng;
  • Vụ Quản lý sản xuất lâm nghiệp.
  • Vườn Quốc gia Ba Vì;
  • Vườn Quốc gia Bạch Mã;
  • Vườn Quốc gia Cát Tiên;
  • Vườn Quốc gia Cúc Phương;
  • Vườn Quốc gia Tam Đảo;
  • Vườn Quốc gia Yok Đôn.

23. Tổng cục Thủy lợi bao gồm các cơ quan sau:

  • Văn phòng Tổng cục;
  • Vụ Kế hoạch - Tài chính;
  • Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế;
  • Vụ Xây dựng cơ bản;
  • Vụ Nguồn nước và Nước sạch Nông thôn;
  • Vụ Pháp chế - Thanh tra;
  • Vụ An toàn đập
  • Cục Quản lý công trình thủy lợi (có các chi cục)
  • Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật thủy lợi

24. Tổng cục Thủy sản bao gồm các cơ quan sau:

  • Văn phòng Tổng cục;
  • Vụ Kế Hoạch -Tài chính;
  • Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế;
  • Vụ Nuôi trồng Thủy sản;
  • Vụ Khai thác Thủy sản;
  • Vụ Pháp chế - Thanh tra
  • Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản;
  • Cục Kiểm ngư.
  • Trung tâm Đăng kiểm tàu cá;
  • Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng hải sản;
  • Trung tâm Thông tin Thủy sản.

25. Tổng cục Phòng, chống thiên tai

  • Vụ kế hoạch, Tài chính.
  • Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế.
  • Vụ Pháp chế, Thanh tra.
  • Vụ Kiểm soát an toàn thiên tai.
  • Vụ Quản lý thiên tai cộng đồng.
  • Vụ Quản lý đê điều.
  • Văn phòng Tổng cục.
  • Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai.
  • Trung tâm Chính sách và Kỹ thuật phòng chống thiên tai.

Các tổ chức sự nghiệp

Nhiệm vụ

  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
  • Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm và các chương trình, dự án quan trọng thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
  • Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
  • Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
  • Về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi):
  • Quản lý nhà nước về sản xuất, thu hoạch, bảo quản nông sản;
  • Thống nhất quản lý về chế biến nông sản;
  • Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp, giống vật nuôi nông nghiệp;
  • Thống nhất quản lý vật tư nông nghiệp, phân bón và thức ăn chăn nuôi;
  • Quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật, thú y, kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật; tổ chức kiểm dịch đối với động vật nuôi nông nghiệp, động vật rừng và thực vật xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
  • Quản lý nhà nước về trồng rừng, phát triển tài nguyên rừng, khai thác, bảo quản lâm sản;
  • Thống nhất quản lý về chế biến lâm sản;
  • Quản lý nhà nước về giống cây lâm nghiệp, vật tư lâm nghiệp;
  • Quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên rừng.
  • Quản lý nhà nước về sản xuất, bảo quản muối và các sản phẩm của muối;
  • Thống nhất quản lý về chế biến muối và các sản phẩm của muối.
  • Thống nhất quản lý việc xây dựng, khai thác, sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi, công trình cấp thoát nước nông thôn;
  • Thống nhất quản lý lưu vực sông, khai thác sử dụng và phát triển tổng hợp các dòng sông theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Thống nhất quản lý về xây dựng, bảo vệ đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão và công tác phòng, chống lũ, lụt, bão, hạn hán, sạt lở ven sông ven biển.
  • Về phát triển nông thôn:
  • Tổng hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch, chương trình, chính sách về phát triển nông thôn;
  • Thống nhất quản lý về công tác điều chỉnh bố trí lại dân cư trong nông nghiệp và nông thôn theo quy định của pháp luật;
  • Thống nhất quản lý về xây dựng và phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp và nông lâm trường của Nhà nước;
  • Thống nhất quản lý công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến diêm và phát triển ngành nghề nông thôn;
  • Thống nhất quản lý về khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn.
  • Quản lý về dự trữ quốc gia những vật tư, thiết bị theo phân công của Chính phủ.
  • Về khoa học, công nghệ:
  • Thống nhất quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật;
  • Quản lý nhà nước về quỹ gen động thực vật (kể cả thực vật rừng và động vật hoang dã), vi sinh vật dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của pháp luật;
  • Quản lý tiêu chuẩn, chất lượng vật tư và sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp. Giám định chất lượng thiết bị chuyên dùng và công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
  • Quản lý công tác thông tin khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Về xúc tiến thương mại:
  • Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp;
  • Phối hợp với Bộ Thương mại xây dựng và dự báo định hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp;
  • Thống nhất quản lý việc tổ chức hội chợ, triển lãm về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Về hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công:
  • Quản lý và chỉ đạo hoạt động của các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ;
  • Quản lý nhà nước các tổ chức dịch vụ công trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các hội và các tổ chức phi Chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
  • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm pháp luật về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
  • Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  • Làm thường trực công tác phòng, chống lụt, bão Trung ương, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, công tác chống sa mạc hóa; thường trực Văn phòng ủy ban sông Mê Kông-Việt Nam, cơ quan thẩm quyền quản lý về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, Chương trình an ninh lương thực quốc gia theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn.
  • Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.

Xem thêm

Lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ

  1. Cao Đức Phát: nguyên Bộ trưởng (2004-2016), hiện là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương.
  2. Nguyễn Xuân Cường: nguyên Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Thứ trưởng Thường trực (2015-2016).
  3. Lê Huy Ngọ: nguyên Bộ trưởng (1997-2004).
  4. Nguyễn Công Tạn: nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ (1997-2002), nguyên Bộ trưởng (1987-1997).
  5. Nguyễn Ngọc Trìu: nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp (nay là Bộ NN&PTNT)
  6. Nguyễn Văn Hơn: nguyên Bí thư Tỉnh ủy An Giang, nguyên Thứ trưởng Thường trực.
  7. Phạm Hồng Giang: nguyên Thứ trưởng (1997-2007), nghỉ hưu ngày 01/10/2007.
  8. Diệp Kỉnh Tần: nguyên Thứ trưởng Thường trực (nghỉ hưu ngày 1/12/2012).
  9. Bùi Bá Bổng: nguyên Thứ trưởng (nghỉ hưu ngày 01/03/2013)
  10. Nguyễn Thị Xuân Thu: nguyên Thứ trưởng, vừa được điều chuyển giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.
  11. Nguyễn Đăng Khoa: Thứ trưởng (3/6/2011-1/4/2013)

Chú thích

Liên kết ngoài

Template:Chính phủ Việt Nam Template:Tổ chức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Thể loại:Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam