Cách mạng Mỹ
Chiến tranh cách mạng Hoa Kỳ là cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ chống lại đế quốc Anh. Cuộc chiến diễn ra từ 1775 đến năm 1783, khởi đầu chỉ là cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội Anh và nhân dân thuộc địa có vũ trang ngày 19 tháng 4 năm 1775. Kết quả là thắng lợi của nghĩa quân, buộc Anh phải ký Hiệp định Paris 1783 rút quân khỏi Bắc Mỹ và 13 thuộc địa được độc lập.
Nguyên nhân
Từ năm 1763, sau cuộc Chiến tranh Bảy Năm, nước Anh trở thành một đế chế thực dân lớn, kiểm soát rất nhiều thuộc địa, nhưng do người Anh cần chi phí cho cuộc Chiến tranh Pháp-Da đỏ (1756–1763), Chính phủ Anh đã áp đặt một lô thuế lớn vào 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. Lúc này, các thuộc địa đang có truyền thống tự trị sau khi thực dân Anh lãng quên để đối chọi với những điều bất ổn tỷ như nội chiến. Vì vậy, người Mỹ chống đối kịch liệt, họ cho rằng nước Anh không đại diện cho Quốc hội nên không có quyền làm vậy. Vua Anh đành phải cho rút thuế.
Tuy nhiên, thực dân Anh còn để lại một thuế, đó là thuế trà. Năm 1773, ở cảng Boston, Massachusetts, khi tàu chở trà đi qua, có ba nhóm gồm 50 người Mỹ đã ném trà xuống boong tàu, còn gọi là sự kiện "Tiệc trà ở Boston", đây là sự chống đối của các thuộc địa đối với thuế trà, sinh ra những tư tưởng về nền độc lập Hoa Kỳ. Cách mạng bùng nổ là một điều chắc chắn sẽ xảy ra.
Diễn biến
Cuộc nổ súng đầu tiên ở Lexington, Massachusetts và Concord, Massachusetts.
Tại Massachussett, Seth Pomeroy, Joseph Warren cùng nhiều tướng khác tấn công nhưng đã bị quân Anh đánh bại trong trận Bunker Hill, Warren tử thương. Tuy nhiên, quân Anh phải hứng chịu tổn thất nặng nề và trận đánh trở thành chiến thắng tinh thần của người Mỹ. Sau đó George Washington ở Virginia được đại hội Liên bang cử làm chỉ huy thuộc địa. Những Người Yêu Nước đánh đuổi quân Anh ra khỏi Boston. Nhưng sau đó họ bị đánh bại ở tiểu bang New York và rút về New Jersey. Trước sự bùng nổ của cuộc chiến tranh ở Bắc Mỹ, vua Friedrich II Đại Đế của Vương quốc Phổ, người tỏ ra chán ghét người Anh, gọi đây là cuộc "chiến tranh hủy diệt", là một thảm họa.[11]
Năm 1776: Tại Philadelphia, Pennsylvania, Thomas Jefferson ký bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 4 tháng 7 tại Đại hội Lục địa lần 2. Cùng năm đó, có phái bộ sứ thần Hoa Kỳ viếng thăm nước Phổ và yết kiến vua Friedrich II Đại Đế, được nhà vua tiếp đón nồng hậu.[12]
Năm 1777: George Washington cắt đứt đầu liên lạc của tướng Anh William Howe và John Burgoyne trong trận Saratoga. Burgoyne buộc phải đầu hàng, ông là vị tướng Anh đầu tiên phải đầu hàng. Người Yêu Nước bắt đầu có thế mạnh trong chiến tranh.
Năm 1778: Benjamin Franklin thành công trong việc đưa quân đội Pháp, dưới quyền Hầu tước Lafayette, vào làm liên minh với Hợp chủng quốc. Không những thế, hai nước Hà Lan và Tây Ban Nha cũng tham gia. Cách mạng trở thành một thế chiến. Năm 1781: Tướng Anh Charles Cornwallis kéo quân về Yorktown, Virginia.[13] Tại đây, quân đội Anh của Cornwallis bị nghĩa quân Hoa Kỳ dưới quyền Washington và quân Pháp dưới quyền Lafayyete bao vây. Đường rút lui ra biển của Cornwallis bị chặn bởi một hạm đội Pháp. Cornwallis đầu hàng vào ngày 19 tháng 10 cùng với 6 nghìn binh sĩ của ông.[14] Đây là trận đánh lớn cuối cùng, chiến tranh kết thúc.
Năm 1783: Vào ngày 3 tháng 9, nghĩa quân (và các đồng minh) ký với quân Anh Hiệp định Paris. 13 thuộc địa độc lập. Đất nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (gọi tắt là USA) được thành lập.
Ý nghĩa
Sau cách mạng, Hoa Kỳ trở thành đất nước châu Mỹ đầu tiên đánh đuổi được thực dân châu Âu, làm gương cho các nền độc lập về sau[15][16]. Làm tăng thêm sự mạnh mẽ của Trào lưu khai sáng ở thế kỉ 18.
Vốn từ khi Cách mạng mới bùng nổ, các sứ thần Hoa Kỳ tại kinh đô nước Phổ đã thỉnh cầu vua Friedrich II Đại Đế công nhận nền độc lập của họ. Và rồi, sau khi người Anh bại trận, nhà vua chắp bút ký Hiệp định hữu nghị Mỹ - Phổ vào năm 1785.[14] Đây là Hiệp định thương mại đầu tiên giữa hai nước.[17]
Tham khảo
- 1001 nhân vật và sự kiện lịch sử thế giới, Ngọc Lê, phần: Cuộc cách mạng Hoa Kỳ, tr. 120-121
Xem thêm
Chú thích
Media related to American Revolutionary War at Wikimedia Commons
- ↑ John E. Ferling, Almost a miracle: the American victory in the War of Independence (2007) trg 521-75
- ↑ Eric Robson, The American Revolution in its political and military aspects (1972) ch 6
- ↑ 3,0 3,1 3,2 Jack P. Greene và J. R. Pole. A Companion to the American Revolution (Wiley-Blackwell, 2003), trg 328.
- ↑ Everett C. Dolman. The Warrior State: How Military Organization Structures Politics (Macmillan, 2004), trg 163.
- ↑ Montero[clarification needed] trg 356
- ↑ 6,0 6,1 6,2 Mackesy (1964), trg 6, 176
- ↑ A. J. Berry, A Time of Terror (2006) trg 252
- ↑ Claude, Van Tyne, The loyalists in the American Revolution (1902) trg 182–183.
- ↑ Greene and Pole (1999), trg 393; Boatner (1974), trg 545
- ↑ Shy, trg 249–50. Chambers, trg 849 đưa ra số liệu bị thương thấp hơn.
- ↑ Robert B. Asprey, Frederick the Great: the magnificent enigma, trang 604
- ↑ Pierre Gaxotte, Philip Hamilton McMillan Memorial Publication Fund, Frederick the Great, trang 383
- ↑ Bùi Đức Tịnh (biên dịch) Lịch sử thế giới, tr. 248
- ↑ 14,0 14,1 David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 599
- ↑ Bùi Đức Tịnh (biên dịch), sách đã dẫn, tr. 248
- ↑ Điển hình là cuộc Cách mạng Pháp (1789) hay những cuộc dành độc lập ở Trung, Nam Mỹ do Jose the San Martin và Simon Bolivar lãnh đạo đầu thế kỉ 19
- ↑ George Peabody Gooch, Frederick the Great, the ruler, the writer, the man, trang 108
Thể loại:Cách mạng Hoa Kỳ Thể loại:Cách mạng thế kỷ 18 Hoa Kỳ Thể loại:Lịch sử Hoa Kỳ 1776-1789 Thể loại:Xung đột toàn cầu Thể loại:Xung đột thập niên 1770 Thể loại:Xung đột thập niên 1780