Cẩm Thủy
Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam Cẩm Thủy là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Tây - Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Huyện lỵ cách thành phố Thanh Hóa 70 km.
Contents
Diện tích, vị trí
Cẩm Thủy có diện tích 425,03 km², phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc, phía Bắc giáp huyện Thạch Thành, phía tây giáp huyện Bá Thước, phía nam giáp huyện Ngọc Lặc và Yên Định.[1]
Địa hình, khí hậu
Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình 200 – 400 m, độ dốc trung bình 25-30°, có núi Đèn cao 953 m, núi Hạc cao 663 m, giữa có thung lũng sông Mã chảy dài hơn 40 km.
Cẩm Thủy có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tổng nhiệt độ trong năm 8.400 - 8.500 °C. Cẩm Thủy có địa hình dạng lòng chảo và thấp dần từ phía tây nam và đông bắc xuống thung lũng sông Mã, trong đó trên 80% diện tích là đồi núi.
Dân số
Dân số 113.580 người (đến 01/4/2009), có 3 dân tộc anh em sinh sống: Mường (52,4%), Kinh (44,5%), Dao (2,9%), còn lại là các dân tộc khác.[1]
Giao thông
Vị trí huyện Cẩm Thủy trên bản đồ tỉnh Thanh Hóa |
Cẩm Thủy có đường liên vận quốc tế 217 dài 40 km nối vùng thượng Lào với Biển Đông. Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 217, sông Mã giao nhau tại thị trấn Cẩm Thủy tạo điều kiện gắn Cẩm Thủy với các lãnh thổ kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất là với thủ đô Hà Nội.
Hành chính
Tổ chức hành chính: 19 xã: Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Giang, Cẩm Liên, Cẩm Long, Cẩm Lương, Cẩm Ngọc, Cẩm Phong, Cẩm Phú, Cẩm Quý, Cẩm Sơn, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Tú, Cẩm Vân, Cẩm Yên, Phúc Do và 1 thị trấn Cẩm Thủy. Có 10 xã được công nhận là xã vùng cao, trong đó: 4 xã đặc biệt khó khăn (thuộc Chương trình 135), gồm xã Cẩm Liên, Cẩm Lương, Cẩm Quý, Cẩm Châu.[1]
Lịch sử
Sau năm 1954, huyện Cẩm Thủy có 11 xã: Cẩm Bình, Cẩm Giang, Cẩm Long, Cẩm Phong, Cẩm Ngọc, Cẩm Sơn, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Tú, Cẩm Vân.
Ngày 11-9-1964, chia xã Cẩm Thạch thành 3 xã lấy tên là xã Cẩm Thạch, xã Cẩm Liên và xã Cẩm Thành; chia xã Cẩm Giang thành 2 xã lấy tên là xã Cẩm Giang và xã Cẩm Lương; chia xã Cẩm Vân thành 2 xã lấy tên là xã Cẩm Vân và xã Cẩm Yên; chia xã Cẩm Tâm thành 2 xã lấy tên là xã Cẩm Tâm và xã Cẩm Châu; chia xã Cẩm Tú thành 2 xã lấy tên là xã Cẩm Tú và xã Cẩm Quý; chia xã Cẩm Long thành 2 xã lấy tên là xã Cẩm Long và xã Cẩm Phú.
Ngày 8-3-1967, thành lập thị trấn nông trường Phúc Do và đến ngày 9-1-2004 chuyển thành xã Phúc Do.
Ngày 14-9-1989, thành lập thị trấn Cẩm Thủy - thị trấn huyện lị huyện Cẩm Thủy - trên cơ sở tách đất xã Cẩm Sơn.
Danh lam - thắng cảnh
- Suối cá thần Cẩm Lương, Suối cá Cẩm Lương.
- Chùa Chặng (Ngọc Châu Tự): xã Cẩm Sơn, lễ hội ngày 5, 6, 7 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.
- Chùa Rồng: Xã Cẩm Thạch, lễ hội ngày 12, 13, 14 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm.
- Núi Cửa Hà: Nằm trên đường Hồ Chí Minh; xã Cẩm Phong, thuộc dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phương kéo dài về phía Nam, nơi đây có nhiều động thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam năm 2000. Đây là nơi đẹp nhất có thể ngắm nhìn sông Mã.
Giáo dục
Cẩm Thủy có 3 Trường PTTH, 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Người Cẩm Thủy nổi tiếng
- Quách Lê Thanh (1947-2010) - Người Mường ở xã Cẩm Thành.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Template:Huyện Cẩm Thủy Template:Các đơn vị hành chính Thanh Hóa