Chân đăng
Template:Thông tin dân tộc Chân đăng là danh từ chỉ những người Việt ghi danh theo dạng mộ phu đầu thế kỷ 20 thời Pháp thuộc để đi làm ở hai quần đảo thuộc châu Đại Dương mà thời đó gọi là Tân Thế giới (Nouvelle-Calédonie) và Tân Đảo (Nouvelles-Hébrides, nay là Vanuatu) (nhiều người cũng gọi gộp 2 quần đảo này là Tân Đảo, một số người khác thì lẫn lộn hai tên này với nhau). Tiếng Pháp gọi người chân đăng là "travailleur(s) engagé(s)" hay "engagé(s)".
Giới chân đăng được tuyển đi làm việc lao động theo hợp đồng dài hạn, thường là 5 năm. Đa số người chân đăng có gốc Bắc Kỳ, vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn phải đi làm phu để được phát lương nhất định lại được chủ bao ăn ở. Ai đi đảo Tân Thế giới thì phái làm phu mỏ kền và cromit còn những người đi Tân Đảo thì thường ký làm phu đồn điền trồng cà phê và dừa.
Lịch sử
phải|nhỏ|Thị trấn nhỏ vùng Voh, nơi còn vài di tích nhóm chân đăng thuở trước Thực dân Pháp bắt đầu gửi người Việt sang Tân Thế giới làm phu từ năm 1891.Chéribon là con tàu đầu tiên chở 791 người Việt từ Hải Phòng đến Nouméa.[1] Từ năm 1920 đến 1928 có bảy chuyến tàu chở tổng cộng 9363 người Việt, phân nửa sang Tân Thế giới và phân nửa sang Tân Đảo.[2] Cho đến năm 1940 thì đã có hơn 20.000 người Việt đặt chân đến các hải đảo. Đại đa số người chân đăng không có ý định đi định cư mà muốn hồi hương sau khi xong hợp đồng. Tuy nhiên sang thập niên 1940 với Thế chiến thứ 2 làm gián đoạn liên lạc với quê hương khiến cho lúc đầu, người Việt không hồi hương được, phải ở lại đây, khai sanh cộng đồng người Việt di dân. Năm 1944 Hội nghị Brazzaville lần đầu tiên hợp thức hóa nhập cư 139 người phu gốc Bắc Kỳ.[3]
Sang thập niên 1950 phần do vận động của Việt Minh, phần do thái độ bài Việt của người Pháp và thổ dân với khẩu hiệu chống buôn bán với cửa hàng người Việt ("Acheter chez un Vietnamien, c’est trahir la France!"), phần lớn người Việt tìm cách hồi hương; tính đến năm 1976 thì còn 1535 người ở Nouvelle Calédonie (khoảng 8.000 nếu kể cả người lai Việt).[3] Con số hiện nay khoảng 3000 người, tính thêm cả số người thế hệ sau là người lai nữa thì có khoảng 6000 người.
Nay ở Tân Thế giới vùng Voh, Doniambo, Thiébaghi và Paaguomène, phía bắc thủ phủ Nouméa vẫn còn di tích liên quan đến người Việt chân đăng gồm những ngôi mộ cổ và khu cư trú của dân phu nay đã hoang phế. Tấm mộ bia xưa nhất ghi năm 1909.
Trong văn hóa đại chúng
Nhạc kịch South Pacific phỏng theo tập truyện giành Giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu có một câu chuyện về một mối tình giữa một Đại úy Hải quân Hoa Kỳ và một cô gái chân đăng Bắc Kỳ.
Chú thích
- Thomson, Virginia. French Indochina. New York: Octagon Books, 1968.
- ↑ Người Việt Nam tới Tân Đảo: Chân Đăng
- ↑ Thomson, Virginia. tr 163
- ↑ 3,0 3,1 Les Vietnamiens: la communauté "laborieuse" de Nouvelle Calédonie