Chính quyền Uông Tinh Vệ

Template:Chú thích trong bài Template:Infobox Former Country

Vào tháng 3 năm 1940, một chính quyền bù nhìn do Uông Tinh Vệ đứng đầu đã được thành lập tại Trung Quốc dưới sự bảo hộ của Đế quốc Nhật Bản. Chế độ này về mặt chính thức tự gọi mình là Trung Hoa Dân Quốc và chính quyền của nó là Chính phủ Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc.

Ngoài ra, nó còn được gọi với các tên như chế độ Uông Tinh Vệ, chính quyền Uông Tinh Vệ, Chính phủ Quốc dân Nam Kinh, Trung Hoa Dân Quốc-Nam Kinh.

Tài liệu lịch sử Trung Hoa còn gọi chính phủ này là "chính quyền Uông ngụy", hay "chính quyền ngụy Quốc Dân", nhằm nhấn mạnh sự bất hợp pháp và tính chất bù nhìn cho quân xâm lược Nhật Bản của nó.

Chính quyền Uông Tinh Vệ là một trong số các chế độ bù nhìn của Nhật Bản trong Chiến tranh Trung-Nhật (1937–1945), và việc lập ra nó là để cạnh tranh tính hợp pháp với chính phủ của Tưởng Giới Thạch, tức chế độ có cùng tên gọi và lúc đó đã thiên đô về Trùng Khánh. Uông Tinh Vệ nguyên là một lãnh đạo cánh tả trong Quốc Dân đảng, ông đã rời bỏ chính phủ của Tưởng Giới Thạch vào tháng 3 năm 1940 và đào thoát sang phía quân xâm lược Nhật Bản.

Tuyên bố là chính phủ hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc, chế độ này sử dụng cùng quốc kỳ và khẩu hiệu Thanh Thiên Bạch Nhật như chính phủ Quốc dân của Tưởng Giới Thạch, với với thêm một hiệu kỳ theo yêu cầu của người Nhật. Tuy nhiên, nó được đánh giá một cách rộng rãi là chính phủ bù nhìn và không được công nhận về ngoại giao, ngoại trừ một số nước tham gia Hiệp ước Chống Đệ tam Quốc tế.

Chính phủ Quốc dân Nam Kinh về danh nghĩa là được hình thành do việc tái hòa nhập các thực thể mà Nhật Bản đã thành lập trước đó tại Hoa BắcHoa Đông, bao gồm Chính phủ Duy tân Trung Hoa Dân Quốc ở Hoa Đông, Chính phủ Lâm thời Trung Hoa Dân Quốc ở Hoa Bắc, và chính phủ Mông Cương tại Nội Mông, mặc dù vậy trên thực tế Hoa Bắc và Nội Mông vẫn tương đối tự do.

Chính quyền Uông Tinh Vệ được thành lập vào ngày 30 tháng 3 năm 1940 và Uông Tinh Vệ trở thành người Đứng đầu chế độ với sự trợ giúp của Nhật Bản. Chế độ này tuyên chiến với Đồng Minh vào ngày 9 tháng 1 năm 1943.

Ranh giới chính trị

Về lý thuyết, chính phủ Uông Tinh Vệ kiểm soát toàn bộ Trung Quốc ngoại trừ Mãn Châu Quốc do chính quyền Uông Tinh Vệ công nhận đây là một nhà nước độc lập. Tuy vậy trên thực tế, chính quyền Uông Tinh Vệ chỉ kiểm soát Giang Tô, An Huy, và khu vực phía bắc của Chiết Giang, tất cả đều là những lãnh thổ nắm dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản từ sau năm 1937.

Do vậy, đường biên giới trên thực tế của chính quyền Uông Tinh Vệ thay đổi cùng với vùng kiểm soát của Nhật Bản trong chiến tranh. Trong cuộc tấn công tháng 12 năm 1941 của Nhật Bản, chính quyền Uông Tinh Vệ đã mở rộng kiểm soát đối với Hồ Nam, Hồ Bắc, và nhiều phần của Giang Tây. Cảng Thượng Hải và các đô thị Hán KhẩuVũ Xương cũng nằm dưới quyền quản lý của chế độ này sau năm 1940.

Các tỉnh do Nhật Bản kiểm soát là Sơn ĐôngHà Bắc về lý thuyết là một phần của thực thể này, mặc dù vậy, trên thực tế chúng nằm dưới quyền quản lý của Nhật Bản dưới danh nghĩa Ủy ban chính vụ Hoa Bắc. Giống như ở Hoa Bắc, ở phía nam Trung Quốc, Nhật Bản cũng lập nên một chính quyền tại Quảng Châu. Mỗi nơi đóng vai trò như một đơn vị quân sự với chính trị và kinh tế riêng rẽ cũng như có chỉ huy quân sự người Nhật riêng.

  • Giang Tô: 41.818 mi² (108.308 km²); tỉnh lị: Trấn Giang
  • An Huy: 51.888 mi² (134.389 km²); tỉnh lị: An Khánh (cũng bao gồm thủ đô Nam Kinh)
  • Chiết Giang: 39.780 mi² (103.030 km²); tỉnh lị: Hàng Châu

Theo các nguồn khác, tổng diện tích lãnh thổ do chính quyền Uông Tinh Vệ quản lý vào năm 1940 là 1.264.000 km².

Tham khảo

Đọc thêm

  • David P. Barrett and Larry N. Shyu, eds.; Chinese Collaboration with Japan, 1932-1945: The Limits of Accommodation Stanford University Press 2001
  • John H. Boyle, China and Japan at War, 1937–1945: The Politics of Collaboration (Harvard University Press, 1972).
  • James C. Hsiung and Steven I. Levine, eds., China's Bitter Victory: The War with Japan, 1937–1945 (Armonk, N.Y.: M. E. Sharpe, 1992)
  • Ch'i Hsi-sheng, Nationalist China at War: Military Defeats and Political Collapse, 1937–1945 (Ann Arbor: University of Michigan Press, 1982).
  • Frederick W. Mote, Japanese-Sponsored Governments in China, 1937–1945 (Stanford University Press, 1954).
  • Joseph Newman, Goodbye Japan (references about Chinese Reformed Regime) published in New York,March 1942
  • Edward Behr, The Last Emperor, published by Recorded Picture Co. (Productions) Ltd and Screenframe Ltd., 1987
  • Agnes Smedley, Battle Hymn of China"
  • Chiang Kai Shek, The Soviet Russia in China
  • Wego W. K. Chiang, How the Generalissimo Chiang Kai Shek gained the Chinese- Japanese eight years war, 1937-1945
  • Alphonse Max, Southeast Asia Destiny and Realities, published by Institute of International Studies, 1985.
  • Jowett, Phillip S., Rays of The Rising Sun, Armed Forces of Japan's Asian Allies 1931-45, Volume I: China & Manchuria, 2004. Helion & Co. Ltd., 26 Willow Rd., Solihul, West Midlands, England.

Liên kết ngoài

Template:Chiến tranh thế giới thứ hai Template:Đại Đông Á cộng vinh quyển


Thể loại:Quốc gia và lãnh thổ thành lập năm 1940 Thể loại:Nhà nước bù nhìn của Nhật Bản Thể loại:Chiến tranh Trung-Nhật Thể loại:Lịch sử quân sự Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai Thể loại:Chủ nghĩa chống cộng Thể loại:Cựu cộng hòa Thể loại:Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc Thể loại:Cựu quốc gia Đông Á