Gregor Mendel

Template:Infobox Scientist Gregor Johann Mendel (phiên âm: Grê-gô Giô-han Men-đen) (20 tháng 7 năm 1822[1]6 tháng 1 năm 1884) là một nhà khoa học, một linh mục Công giáo người Áo thuộc Dòng Augustine, ông được coi là "cha đẻ của di truyền hiện đại" vì những nghiên cứu của ông về đặc điểm di truyền của đậu Hà Lan. Mendel chỉ ra rằng đặc tính di truyền tuân theo những quy luật nhất định, ngày nay chúng ta gọi là Định luật Mendel. Nội dung định luật của ông rất đơn giản, tuy nhiên, khi ông còn sống, ý nghĩa và tầm quan trọng trong các công trình nghiên cứu của ông không được công nhận, người ta cũng không quan tâm đến các nghiên cứu của ông. Đến tận đến thế kỷ 20 các kết luận của ông mới được công nhận, khi đó ông được tôn vinh như là nhà khoa học thiên tài, một danh hiệu ông xứng đáng được nhận từ lúc sinh thời. Ngày nay người ta vẫn xem năm 1866 là mốc đánh dấu cho sự ra đời của Di truyền học và Mendel là cha đẻ của ngành này.

Tiểu sử

Mendel sinh ra trong một gia đình nói tiếng ĐứcHynčice (Heinzendorf bei Odrau) thuộc Đế quốc Áo (nay là Cộng hòa Séc). Ông là con trai của Anton và Rosine Mendel. Họ sinh sống và làm việc trong một nông trại vốn đã được gia tộc Mendel sở hữu trong suốt 130 năm.[2] Xuất thân trong một gia đình nông dân, Mendel làm việc như một thợ làm vườn, nghiên cứu về cách nuôi ong. Thuở bé, học lực của ông cũng tốt, do đó một giáo sĩ cùng quê phải để mắt đến ông. Song, ngoài việc học ông cũng phải làm việc kiếm sống, do số tiền cha mẹ cung cấp cho Mendel không được bao nhiêu.[3] Nhờ sự tiến cử của giáo viên dạy vật lý của ông tên Friedrich Franz, ông được nhận vào học tại Tu viện Thánh Thomas ở Brno năm 1843. Với sự hỗ trợ của Cha cố Napp, vào năm 1851 ông được gửi tới Đại học tổng hợp Wien để nghiên cứu, ở đây ông nghiên cứu về toán học và khoa học. Vào năm 1853, Gregor Mendel hoàn tất việc học tại Wien, và quay về tu viện. Khi Mendel 31 tuổi, ông đến giảng dạy tại Trường Cao đẳng thực hành Thành phố Brunn.[3]

Ông đã tiến hành nghiên cứu các quy luật tiến hóa thông qua việc trồng và nghiên cứu quy luật di truyền trên những cây đậu. Ông đã tiến hành thụ phấn một cây cao với một cây thấp và dựa trên số lượng cây con cao và thấp, ông dùng toán thống kê để tính toán ra kết quả, không chỉ vậy, ông còn thí nghiệm trên các đặc tính khác của cây. Từ đấy, ông rút ra được quy luật di truyền là khi lai một cặp bố mẹ thuần chủng có tính trạng tương phản nhau thì sẽ ra tỉ lệ là 3 cây con mang tính trạng trội và 1 cây con mang tính trạng lặn.

Việc khẳng định các công trình nghiên cứu của Mendel

nhỏ|180px|Tính trội và tính lặn (1) Thế hệ cha mẹ (2) Thế hệ F1 (3) Thế hệ F2Tuy nhiên, do điều kiện khoa học thời ấy chưa phát triển nên người ta chưa hiểu tầm quan trọng của các phát hiện của Mendel, chúng dần chìm vào quên lãng.trái|nhỏ|300px|Bảng thống kê các tính trạng thí nghiệm của Mendel Mãi đến năm 1900 đã xảy ra một sự kiện quan trọng: ba nhà khoa học Hugo de Vries người Hà Lan, Carl Correns người Đức và Erich von Tschermak làm việc độc lập với nhau, đã tình cờ đọc được các báo cáo của Mendel. Họ tiến hành lặp lại các thí nghiệm thực vật và đều nhận thấy tính đúng đắn của Định luật Mendel. Như vậy, Di truyền học chào đời vào năm 1900.[3]

Chú thích

  1. 20 tháng 7 is his birthday; often mentioned is 22 tháng 7, the date of his baptism. [1] Biography of Mendel at the Mendel Museum
  2. Gregor Mendel, Alain F. Corcos, Floyd V. Monaghan, Maria C. Weber "Gregor Mendel's Experiments on Plant Hybrids: A Guided Study", Rutgers University Press, 1993.
  3. 3,0 3,1 3,2 Gregor Johann Mendel (1822-1884), ông tổ ngành di truyền học (00:00:00 Ngày 17/10/2008)

Liên kết ngoài

Template:Thể loại Commons

Template:Persondata

Thể loại:Sinh 1822 Thể loại:Mất 1884 Thể loại:Nhà sinh học Thể loại:Nhà thực vật học Thể loại:Nhà di truyền học Thể loại:Người Áo Thể loại:Linh mục Công giáo người Áo Thể loại:Nhà thực vật học với tên viết tắt Thể loại:Tu sĩ Dòng Augustine Thể loại:Nhà sinh học Áo Thể loại:Người Brno