Hát Môn
Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam
Hát Môn là một xã thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Xã có diện tích 4,27 km², dân số năm 1999 là 6.842 người,[1] mật độ dân số đạt 1.602 người/km².
Chú thích
Xã Hát Môn là địa danh có nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng đẹp, có giá trị nhiều mặt. Đặc biệt có Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng nổi tiếng khắp cả nước, đã được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014. Lễ hội Đền Hát Môn được tổ chức theo quy mô cấp huyện, diễn ra từ mùng 4-6/3 âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn lượt khách đến thăm quan và dự lễ hội. Lễ hội Đền Hát Môn cũng đã được Nhà nước công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, địa phương Hát Môn còn có phủ Quận công Nguyễn Ngọc Trì được công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật; đình thờ Thành Hoàng làng, chùa Bảo Lâm, nhà thờ Công giáo, đền Đức Thánh Thuỷ…được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Xã Hát Môn có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Nhiều người con của Hát Môn đã có học hàm, học vị cao như: Tiến sỹ Trần Đình Tùng - Cụm 9; Tiến sỹ, Đại tá Nguyễn Đức Thuận, Thiếu tướng Trần Duy Hưng - Cụm 8…Không chỉ thành đạt, những người con tiêu biểu ấy còn có nhiều đóng góp tích cực để xây dựng quê hương. Ngoài ra, xã Hát Môn còn có nhiều người con thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đang công tác trên mọi miền Tổ quốc.
2. Hệ thống chính trị
Đảng bộ xã Hát Môn hiện có 272 đảng viên, sinh hoạt tại 15 chi bộ, gồm 10 chi bộ cụm dân cư, 3 chi bộ nhà trường, 1 chi bộ cơ quan và 1 chi bộ quỹ tín dụng nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hát Môn luôn quyết liệt, sâu sát cơ sở; lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những việc khó, việc mới, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Đảng bộ nhiều năm đạt tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh. Qua phân loại, đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2016, Đảng bộ có 3 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu, 10 chi bộ đạt trong sạch vững mạnh, 2 chi bộ hoàn thành tốt; 12,9% đảng viên đủ tư cách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 81,5% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ và 5,6% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ. Đảng bộ đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh.
MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và ngành dọc cấp trên, tích cực đổi mới phương thức, nội dung hoạt động; kịp thời củng cố, kiện toàn bộ máy, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; triển khai nhiều phong trào, cuộc vận động đạt hiệu quả.
3. Tình hình kinh tế-xã hội
Trong phát triển kinh tế, nhân dân Hát Môn đã năng động, mạnh dạn đưa cây, con giống mới vào sản xuất; đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng phát triển bền vững, quy mô lớn, ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Sau dồn điền đổi thửa thành công vào năm 2013, xã Hát Môn đã quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, với diện tích 120 ha, năng suất lúa đạt từ 60-65 tạ/ha. Hát Môn nhiều lần được Thành phố và huyện chọn tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá chất lượng sản xuất các giống lúa mới. Ngoài thế mạnh về phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng đang phát triển mạnh tại địa phương, nhất là sản xuất đồ mộc. Toàn xã có gần 160 hộ đang làm nghề, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Đặc biệt là địa phương có Đền Hát Môn được công nhận di tích Quốc gia đặc biệt và Lễ hội Đền Hát Môn được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia nên Đảng ủy, UBND xã đã có kế hoạch đẩy mạnh phát triển du lịch. Do đó, năm 2016, kinh tế của xã có bước phát triển khá, tổng giá trị sản xuất đạt 280,5 tỷ đồng, đạt 102,6% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: nông nghiệp chiếm 20%; tiểu thủ công nghiệp-xây dựng cơ bản chiếm 44%; thương mại-dịch vụ chiếm 36%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Xã về đích nông thôn mới vào năm 2014 nên bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc. Lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế tiếp tục phát triển. Cả 3 trường và trạm y tế đều đạt chuẩn quốc gia. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ ổn định; quốc phòng được củng cố và tăng cường.
Tham khảo
Template:Sơ khai Hà Nội Template:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Phúc Thọ
Thể loại:Xã, thị trấn thuộc huyện Phúc Thọ