Hữu Lũng
Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam
Hữu Lũng là một huyện thuộc tỉnh Lạng Sơn. Huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Lạng Sơn, phía bắc giáp huyện Bắc Sơn, huyện Văn Quan, phía đông bắc là huyện Chi Lăng (cùng tỉnh Lạng Sơn) và phía đông,đông nam giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) và phía nam giáp huyện Lục Nam, huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang), phía tây giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) và huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên). Huyện có diện tích 804 km² và dân số là 112.451 người (năm 2009). Huyện ly là thị trấn Hữu Lũng nằm trên tỉnh lộ 340B (quốc lộ 1 cũ), cách thành phố Lạng Sơn 75 km về hướng tây nam, tỉnh lộ 244 theo hướng tây bắc đi huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) và tỉnh lộ 242 theo hướng tây nam đi huyện Yên Thế (Bắc Giang). Trước đây, huyện Hữu Lũng thuộc tỉnh Bắc Giang nhưng từ năm 1955 thì cắt chuyển về Lạng Sơn.
Contents
Đơn vị hành chính
Đơn vị hành chính có 26 đơn vị gồm 1 thị trấn Hữu Lũng (thành lập ngày 19/01/1965), gồm các xóm An Ninh, Tập Lập, Cầu Mười và khu nhà Trạm, nhà thờ cũ thuộc xóm Gai của xã Sơn Hà và các xóm Tân Mỹ, Na Đâu thuộc Thị trấn Hữu Lũng và 25 xã: Cai Kinh, Đô Lương, Đồng Tiến, Hồ Sơn, Hòa Bình, Hòa Lạc, Hòa Sơn, Hòa Thắng, Hữu Liên, Minh Hòa, Minh Sơn, Minh Tiến, Nhật Tiến, Quyết Thắng, Sơn Hà, Tân Lập, Tân Thành, Thanh Sơn, Thiện Kỵ, Vân Nham, Yên Bình, Yên Sơn, Yên Thịnh, Yên Vượng. Trong đó, xã Hữu Liên được chuyển từ huyện Chi Lăng về huyện Hữu Lũng vào ngày 11/09/1989.
Giao thông
Có quốc lộ 1A, đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua
Văn hóa, xã hội
Huyện Hữu Lũng là nơi có nhiều lễ hội như hội chợ Thị trấn Hữu Lũng tổ chức ngày 12/01 Âm lịch, ngày 27/03 Âm lịch, ngày 12 tháng 8 âm lịch, ngày quốc khánh 2 tháng 9 dương lịch; hội chợ Phổng (xã Vân Nham) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng; hội chợ Bắc Lệ (xã Tân Thành) tổ chức vào ngày 15 tháng giêng. Có nhiều hội đền như hội đền Bắc Lệ (xã Tân Thành), đền Suối Ngang (xã Hoà Thắng), đền Quan Giám Sát và đền 94 (xã Hoà Lạc), đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); hội Trò Ngô (xã Yên Thịnh).
Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên1.1. Điều kiện tự nhiên: Hữu Lũng là huyện miền núi nằm ở phía Nam của thành phố Lạng Sơn, cách thành phố 80 km, thuộc dải đất nối liền vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ nước ta. Phía Đông giáp 2 huyện Chi Lăng và Bắc Sơn, phía Tây giáp Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), phía Tây - Nam và Đông Nam giáp huyện Lục Ngạn, Lạng Giang, Lục Nam, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang. Địa hình gồm ba vùng: vùng núi đá chạy từ Đông - Bắc xuống Đông - Nam, vùng núi đất thuộc các xã phía Đông Nam và Tây Nam, vùng thung lũng ruộng đồng bao gồm các xã chạy dọc quốc lộ 1A. Khí hậu trên địa bàn huyện thuộc tiểu vùng khí hậu núi thấp phía Nam. Có nền nhiệt độ trung bình hàng năm 22,70C, lượng mưa lớn bình quân hàng năm từ 1.500 - 2.000 mm, độ ẩm cao 83%. 1.2. Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn huyện là 78.926 ha, chủ yếu là đồi núi thấp, trong đó: diện tích đồi núi đá có: 33.056 ha, chiếm 41,9% diên tích đất tự nhiên; diện tích đồi núi đất 45.223 ha, chiếm 57,3%. Đất trên địa bàn huyện có bốn loại đất chính: đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) 18.691 ha, đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) 9.021 ha, đất vàng đỏ trên đá mácm axit (Fa) 7.080 ha, đất đỏ nâu trên đá vôi (Fv) 4.350 ha. Theo số liệu năm 2000 tổng diện tích đất đang sử dụng của huyện là 43.760 ha, chiếm 55,4% diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp 14.310 ha, chiếm 32,7% diện tích đất đang sử dụng, đất lâm nghiệp 25.940 ha, chiếm 59,3%, đất ở 700 ha. Diện tích đất chưa sử dụng là 35.166 ha, trong đó đất có khả năng sử dụng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp là 12.689 ha. - Tài nguyên nước: Hệ thống sông, suối của huyện khá phong phú; trên địa bàn huyện có hai con sông lớn chảy qua là: hệ thống sông Thương với chiều dài sông 157 km và sông Hoá dài 47 km bắt nguồn từ vùng núi Khuổi Ma cao 670 m ở huyện Chi Lăng. Trên sông hoá còn có hồ Cấm Sơn có khả năng giữ nước phát điện và phát triển thủy sản. Ngoài hệ thống sông, trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối, khe dọc ở triền đồi, ven bản, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. - Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện gồm có đá vôi với hàm lượng CaO = 55%, trữ lượng khoảng 14 triệu tấn; có đất sét trữ lượng khoảng 9,8 triệu tấn, là những nguyên liệu chủ yếu sản xuất xi măng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nguồn cát, sỏi được phân bổ ở các xã ven đường quố lộ 1A là nguồn nguyên liệu để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng của huyên và tỉnh. 1.3. Nguồn nhân lực: Theo số liệu năm 2000, dân số trên địa bàn huyện có 108.527 người, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm 1,12%, trong đó: lao động trong độ tuổi là 49.967 người, chiếm 46% dân số. Mật độ dân cư ở vùng thấp là 200 - 300 người/km² và ở vùng đồi núi là 40 - 60 người/km². Trên địa bàn huyện, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp 8%, lao động chưa có việc làm chiếm 9,2%. Số lao động ở thành thị chiếm 12% tổng số lao động trong độ tuổi. Lao động hoạt động trong ngành nông lâm nghiệp là 37.562 người, chiếm 75%; thương mại dịch vụ 7.145 người, chiếm 14,3%. |
Chú thích
Template:Các huyện thị Lạng Sơn
Template:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Hữu Lũng Template:Sơ khai Hành chính Việt Nam