Kem (thực phẩm)

Template:Chú thích trong bài 300px|nhỏ|phải|Kem vani Kem (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp crème /kʁɛm/),[1] còn được gọi là cà rem,[2] cà lem,[2] là món ăn ngọt dạng đông lạnh làm từ sản phẩm sữa như kem béo, trứng gà thêm phụ gia như đường, vani, sô-cô-la... Hỗn hợp này được đánh đều để nước đá không kết tinh được, và cuối cùng thành phẩm là kem ở dạng mịn.

Nguồn gốc

Năm 54, khi lên ngôi Hoàng đế La Mã, Nero cho mở đại tiệc và ông làm cho mọi người không khỏi ngạc nhiên trước món tráng miệng lạ lẫm có trong thực đơn mang tên: Tuyết ngọt. Để làm được món tráng miệng lạ này, ông đã phải sai người lên tận đỉnh núi Apennine để lấy "tuyết tươi" về ướp nó nhiều lần với mật ong và hoa quả. Và về sau, chính món tuyết ngọt của Hoàng đế Nero này đã được coi là tiền thân của món kem bây giờ.

Hơn 500 năm sau, tại Trung Quốc, dưới triều nhà Đường (618-907), món tuyết ngọt của Nero lại có một hình hài mới. Đó là hỗn hợp của sữa trâu, bò, dê đã được lên men, trộn với bột mỳ, sau đó được ướp long não cho có hương vị và làm lạnh bằng băng với muối. Món quý này, cũng như tuyết ngọt của Nero, chỉ được dùng trong những buổi tiệc lớn của triều đình.

Năm 1295, nhà hàng hải người Ý, Marco Polo trở về quê hương sau 17 năm ở Trung Quốc. Cuốn sách "Description of the World" (Diện mạo thế giới) của ông đã làm cả châu Âu kinh ngạc. Trong số vô vàn những điều lạ lẫm, Marco Polo nói đến có một thứ được gọi là "sữa được làm khô trong một thứ bột nhão". Theo người Ý, đặc sản này của Trung Hoa sẽ mãi chỉ là sữa và bột nhão nếu không có Marco Polo. Chính nhờ ông mà nó mới trở thành kem ở châu Âu.

Đối với Việt Nam, món kem chỉ mới xuất hiện ở đầu thế kỷ 20, do người Pháp mang công thức và cách chế biến sang phục vụ quân đội xâm lược và từ đó trở nên rộng rãi với người Việt Nam nhất là ở miền Nam Việt Nam.

Thương hiệu kem nổi tiếng trên thế giới

nhỏ|trái|Một ly kem

Kem New Zealand

Có thể coi kem là một thương hiệu quốc gia của đất nước này. Chỉ có 4 triệu dân, nhưng người New Zealand lại tiêu thụ kem nhiều chỉ sau người Mỹ. Kem New Zealand ngon ở độ tinh khiết và tươi mới. Kem được sản xuất trong môi trường sạch, từ sữa của đàn bò chỉ ăn cỏ và những nguyên liệu tươi mới được lựa chọn cẩn thận cho đến công nghệ làm kem tiên tiến đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Môi trường vệ sinh tốt giúp New Zealand gần như miễn dịch với hầu hết các bệnh dịch động vật.

Kem Pháp

Kiên trì nối theo dòng người xếp hàng dài quanh những khu phố Paris, ta sẽ dễ dàng lựa được cho mình một món kem tuyệt vời. Người Paris yêu kem như yêu hoa hồng, champagne hay nước sông Seine. Vì thế, các loại kem của họ vào hàng phong phú về thể loại và tỉ mỉ về cách làm còn hương vị thì có thể nói là ngon vào hàng nhất thế giới.

Tiêu biểu như kem Berthillon- khá quen thuộc khi nhắc tới kem Pháp. Nó có hai dạng: kem sữa và sorbet (kem hoa quả không có kem hoặc sữa) với vô vàn mùi hương: từ ngọt ngào với chocolate tới vani, từ chanh chua sắc đến dâu thơm mát. Để thưởng thức loại kem ngon nhất thế giới, hãy đến Berthillon trên con phố Louis gần Notre Dame.

"Đại sứ đặc mệnh toàn quyền" của kem PhápViệt NamFanny. Để chắc chắn đạt chất lượng cao nhất, mỗi loại kem Fanny đều có một công thức được tính toán cẩn thận. Các sản phẩm nhập khẩu để làm kem cũng được Fanny lựa chọn kỹ càng như chocolate Bỉ, kem tươi New Zealand, vani Madagascar, rhum của Antilles hay chè xanh Nhật Bản...

Kem Ý

Trên những con phố của Roma, các quán kem có thể được tìm thấy dễ dàng ở khắp nơi trong thành phố.

Kem nổi tiếng nhất ở Ý có lẽ là gelato. Ta sẽ chỉ biết tới Roma một nửa nếu chưa thưởng thức món kem này. Ở đây có những cửa hàng chuyên Gelato, những quán cà phê bán Gelato, những cửa hàng có riêng kem Gelato của mình. Loại kem làm từ những nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên này có từ thời Phục Hưng. Suốt một thời gian dài, đây là món ăn dành riêng cho những người giàu có. Các nhà sáng tạo - dân vùng Dolomitphía BắcSiciliaphía Nam - không thể sống nổi vì cung lớn hơn cầu. Họ phải di cư tới Australia, Đức, Thuỵ SĩPháp để bán Gelato.

Kem ở Việt Nam

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam trong đầu thế kỷ 20 nhưng hiện giờ kem đã có vị trí rất quan trọng trong ẩm thực của người Việt.

Các loại kem

nhỏ|Kem cà rốt Thông thường, kem có hai cách phân loại:

  • Cách 1 là theo nguồn gốc, xuất xứ.
  • Cách 2 là theo hương vị của kem.

Nếu theo nguồn gốc, xuất xứ thì tương tự với phần các thương hiệu kem vì thực khách thường phân loại các loại kem nổi tiếng với nhau như vậy. Còn theo hương vị thì ta có thể chia làm hai vị khác nhau là: Kem hoa quả (mùi vị của kem sẽ giống như hương vị của một số loại quả được ưa chuộng) và kem "hương vị ngọt" (có nghĩa là mùi vị của kem sẽ ứng với các vị ngọt kẹo hay bánh mà đa phần mọi người ưa thích như sô-cô-la hay cà phê).

Ví dụ như:

  • Kem hoa quả gồm có: Kem dưa hấu, kem xoài, kem chuối, kem sầu riêng, kem cherry (anh đào), kem dứa xay, kem dâu tây, kem mâm xôi, kem đá chanh, kem dừa...
  • Kem "hương vị ngọt" gồm có: kem caramen, kem sô-cô-la, kem vani, kem panna cotta, kem đậu xanh, kem trứng, kem đậu nành...

Tham khảo

  1. Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 127.
  2. 2,0 2,1 Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française”, Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 77.

Template:Thể loại Commons

Template:Các chủ đề

Thể loại:Món tráng miệng Thể loại:Chế phẩm sữa Thể loại:Từ gốc Pháp Thể loại:Món ngọt Thể loại:Kem (thực phẩm) Thể loại:Món tráng miệng đông lạnh Thể loại:Ẩm thực Trung Quốc