M1 Garand

Template:Infobox Weapon Súng trường M1 Garand là loại súng trường bán tự động do Hoa Kỳ thiết kế năm 1932 bởi nhà thiết kế người Mỹ John C. Garand, súng bắt đầu được sản xuất vào năm 1936, thường được trang bị cho bộ binh Hoa Kỳ và đây cũng là một trong những loại súng trường bán tự động đầu tiên trên thế giới. M1 Garand ngừng hoạt động tại Mỹ năm 1957 nhưng vẫn tiếp tục hoạt động tại nhiều quốc gia khác trong nhiều cuộc chiến. Đây là một trong những loại súng trường chiến đấu thành công trong Thế chiến II tương tự như Mosin-Nagant của Liên Xô, Lee-Enfield của Anh hay Karabiner 98k của Đức.

Lịch sử hoạt động

[[Tập tin:M1-Garand-Rifle.jpg|nhỏ|trái|300px|M1 Garand được trưng bày trong viện bảo tàng lịch sử ở Stockholm, Thụy Điển.]]

Súng được thiết kế vào năm 1932 sau khi Quân đội Mỹ yêu cầu một loại súng trường mới, thay thế các mẫu súng cũ từ thời thế chiến thứ nhất như M1903 Springfield và phải có uy lực cũng như tầm bắn mạnh mẽ hơn. John C. Garand đã thành công trong việc cho ra đời một loại súng như vậy. Năm 1936, sau khi xem qua mẫu thử nghiệm, Quân đội Mỹ bắt đầu chấp nhận sử dụng mẫu súng có tên M1 vào năm 1936. Và từ đây, khẩu súng chính thức được đặt tên theo nhà thiết kế ra nó là M1 Garand. Súng phục vụ tại Hoa Kỳ từ năm 1936 đến 1957, sau đó bị thay thế bằng M14M16. Hiện nay, đa số M1 Garand đã vào viện bảo tàng, phần còn lại được sử dụng để tập bắn hay đóng các bộ phim thời thế chiến thứ hai.

M1 Garand sau này có rất nhiều phiên bản mà nổi tiếng là M1C Garand và M1D Garand, ngoài ra còn có phiên bản dùng kính ngắm M84 hay T26 dành cho lính bắn tỉalính dù, tuy vậy phiên bản bắn tỉa ít phổ biến do khi lắp ống ngắm lên khẩu Garand thì nó làm chắn mất vị trí nạp đạn của khẩu súng do khẩu M1 Garand nạp đạn trên thân súng. Vẫn còn nhiều phiên bản của Hải quân MỹLục quân Mỹ thiết kế.

Trong thế chiến thứ hai

[[Tập tin:Infantry near Bastogne.png|nhỏ|trái|200px|Bộ binh Mỹ đang bắn M1 Garand tại Bastogne trong lúc thế chiến thứ hai còn tiếp diễn.]] [[Tập tin:African-americans-wwii-015.jpg|nhỏ|phải|200px|Lính Mỹ ở Mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến thứ hai.]] M1 Garand rất phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó xuất hiện lần đầu tại các cuộc Chiến giành lại các đảo từ tay phát xít Nhật do Mỹ phát động. Nó được trang bị cho Lục quân Hoa Kỳ và các lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Sau này, nhiều quốc gia trong khối đồng minh bắt đầu nhận được những khẩu M1 Garand từ Mỹ, khi mặt trận phía Tây được mở ra thì M1 Garand cùng các đơn vị lính dù và lục quân của Mỹ bắt đầu xuất hiện tại đây.

Người AnhLiên Xô được Mỹ viện trợ một số lô súng M1, nhưng họ không sử dụng M1 Garand vì họ cũng có Lee-Enfield hay Mosin-Nagant cũng chẳng thua kém gì. M1 Garand cùng M1 Carbine đã trở thành 2 khẩu súng trường thành công nhất của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiến tranh Triều Tiên

M1 Garand được Mỹ cùng đồng minh của mình sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên, nhiều đơn vị súng trường bộ binh cùng Thủy quân Lục chiến cũng sử dụng cả M1 Garand và M1 Carbine, đối chọi với họ là các đơn vị súng trường của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênTrung Quốc được trang bị súng trường Mosin-Nagant của Liên Xô. Tuy Mosin-Nagant có tầm bắn xa, sức công phá mạnh hơn nhưng M1 có tốc độ bắn nhanh hơn (bán tự động) nên Mosin-Nagant bị yếu thế trong các trận đánh ở cự ly gần. Nhưng từ khi được viện trợ súng trường bán tự động SKS thì liên quân Trung Quốc - Triều Tiên bắt đầu lấy lại thế cân bằng.

Sự kiện Vịnh Con Lợn

Những người Puerto Rico lưu vong tại Mỹ và trong cuộc đổ bộ vào Cuba vào ngày 17 tháng 4 năm 1961 và Puerto Rico đã được Mỹ đào tạo kỹ càng và trang bị nhiều loại vũ khí trước khi đổ bộ trong đó có súng trường M1 Garand.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất

nhỏ|phải|200px|John C. Garand đang chỉ cách sử dụng M1 Garand cho trung tướng Charles M. Wesson (giữa) và thiếu tướng Gilbert H. Stewart (phải).

Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, cả hai phe là Pháp - Quốc gia Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa đều sử dụng M1 Garand. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban đầu tuy được OSS viện trợ một số lượng rất ít M1 Garand trong giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ hai để chống Nhật với tư cách là một đồng minh; nhưng về sau, họ được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện trợ một số lượng lớn súng M1 Garand tồn kho, cũng do Mỹ viện trợ cho cả Trung Hoa Quốc dân ĐảngTrung Hoa Cộng sản Đảng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Về phía PhápQuốc gia Việt Nam, quân đội Pháp được Mỹ viện trợ cho rất nhiều M1 Garand trong những cuộc chiến với quân đội Việt Minh. Đến lượt họ, lại cấp một phần số súng này cho Quân đội Quốc gia Việt Nam. Tại chiến trường Nam Bộ, tuy không được cung cấp từ trung ương, nhưng các đơn vị chủ lực của Việt Minh tại đây lại được trang bị M1 Garand chiến lợi phẩm từ quân Pháp và Quốc gia Việt Nam. Người dân miền Nam Việt Nam thường gọi loài súng này là súng trường M1 Ga-răng (phiên âm theo tiếng pháp).

Chiến tranh Việt Nam

Vào những năm 1950-1975, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã nhận được một lượng lớn vũ khí từ thời thế chiến thứ hai do Hoa Kỳ viện trợ trong đó có khoảng 220.300 khẩu M1 Garand, chúng được trang bị cho các lực lượng bán quân sự của Việt Nam Cộng hòa. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng trang bị toàn bộ số súng mà Hoa Kỳ viện trợ vào những năm 1942-1945 cho du kích miền nam. M1 Garand phục vụ hạn chế trong Chiến tranh Việt Nam.

Nội chiến Lào và Nội chiến Campuchia

Tương tự như Việt Nam Cộng hòa, chính phủ Cộng hòa KhmerChính phủ Hoàng gia Lào cũng nhận được nhiều khẩu M1 Garand từ Hoa Kỳ thông qua các gói viện trợ quân sự.

Ưu điểm và nhược điểm

nhỏ|phải|200px|Ổ đạn 8 viên của M1 Garand.

Súng có nhiều ưu điểm như gọn, dễ mang vác, sử dụng hai loại đạn là 30-06 Springfield (7.62x63mm) và 7.62x51mm NATO (.308 Winchester). Súng hoạt động bán tự động nên có tốc độ bắn cao hơn súng trường bắn phát một, độ chuẩn xác cao, dễ tháo lắp và tầm bắn hiệu quả tốt. Tuy vậy, súng vẫn còn một số nhược điểm như là súng trường bán tự động nên tốc độ bắn không cao (so với súng liên thanh), hộp đạn còn quá ít (8 viên một hộp), nhưng dù sao đi chăng nữa nó vẫn được tướng Mỹ George S. Patton ca ngợi "là một vũ khí vĩ đại từng được phát minh".

Các quốc gia sử dụng

Chú thích và tham khảo

Template:Thể loại Commons

Tham khảo

Thể loại:Súng Hoa Kỳ Thể loại:Súng trường Thể loại:Súng trường chiến đấu Thể loại:Súng trường bán tự động Thể loại:Súng cổ Thể loại:Vũ khí trong Thế Chiến II Thể loại:Vũ khí trong Chiến tranh Việt Nam Thể loại:Trang bị của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Thể loại:Súng sử dụng khóa nòng xoay