Người Đức
Template:Thông tin dân tộc 300px|nhỏ|phải|Một cô gái Đức Người Đức (tiếng Đức: Deutsche) là một khái niệm để chỉ một tộc người, có cùng văn hóa, nguồn gốc, nói tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ và được sinh ra tại Đức. Người Đức cũng có thể định nghĩa là những người có quốc tịch Đức.
Ngoài khoảng 100 triệu người nói tiếng Đức là ngôn ngữ mẹ đẻ thì còn có khoảng 80 triệu người trên thế giới tự coi là người Đức. Ngoài ra còn có khoảng 70 triệu người có gốc gác Đức (chủ yếu ở Mỹ, Brasil, Argentina, Pháp và Canada), những người này không nói tiếng Đức là ngôn ngữ chính[1] nhưng vẫn nhận họ có gốc gác Đức. Do vậy, dân số người Đức trên thế giới ước lượng vào khoảng từ 75 tới 160 triệu người. Tại Mỹ, trong cuộc điều tra dân số năm 2000, có 15% dân số Mỹ nhận họ là người Đức, nhiều hơn bất cứ nhóm tộc người nào khác.
Người Đức có nhiều phẩm chất cao đẹp và đã mang lại cho loài người những thành tựu rực rỡ về khoa học, văn học, triết học, âm nhạc và mĩ thuật.[2] Những tác phẩm văn chương, kịch nghệ Đức cận đại như Götz von Berlichingen, Faust hay Der zerbrochne Krug đều trở nên bất hủ.[3] Ngay từ buổi đầu lịch sử, họ đã trở nên quang vinh, với công cuộc đấu tranh chống sự xâm phạm của người La Mã.[4] Những thành tựu ban đầu đó đã mở đường cho dân tộc Đức trở thành một dân tộc lớn mạnh, uy dũng.[5] Trong suốt chiều dài lịch sử đầy biến động của dân tộc, cả dân tộc có thời bị chia cắt, trước khi đất nước được nhất thống vào năm 1871.[6] Trong ngành sử học, người Đức cũng có những tên tuổi lỗi lạc như Leopold von Ranke, Heinrich von Trietschke,...[7] Người Đức còn có nhiều danh nhân lỗi lạc về tôn giáo, chính trị, quân sự như Martin Luther,[8] Friedrich II Đại Đế[9], Karl von Clausewitz,[10] Otto von Bismarck,[11] hay Gustav Stresemann....[12] Cho đến nay, dân tộc Đức vẫn đóng vai trò không thể thiếu được trong tình hình thế giới.[2]
Từ nguyên
[[Tập tin:Imperium Romanum Germania.png|nhỏ|trái|200px|Bản đồ Đế quốc La Mã và miền Germania, gọi là Đại Germania, vào đầu thế kỷ thứ 2.]] Tên gốc của dân tộc Đức trong tiếng họ là Deutsche, xuất phát từ từ ngữ tiếng Thượng Giéc-man cổ đại diutisc (chuyển ngữ từ diot "tộc người"), chỉ đến "ngôn ngữ của dân tộc" trong tiếng Giéc-man cổ đại.
Tên tiếng Anh là "Germans" bắt đầu được sử dụng khi danh tướng La Mã Julius Caesar đặt tên này cho người Đức, lấy từ một từ ngữ tiếng Gô-lơ chỉ dân tộc sống ở phía đông sông Rhine, hình như có nghĩa là "dân lân bang".[13][14]
Lịch sử
Template:Xem thêm Người Đức là một dân tộc Giéc-man, là một tộc người thiểu số vươn lên trong thời kỳ Trung Cổ. Trong Đế quốc La Mã Thần thánh đa sắc tộc, Hòa ước Westfalen (1648) đã vạch ra một vùng đất là nước Đức ngày nay.
Trong lịch sử nhân loại, người Đức đã có truyền thống hào hùng từ thuở xa xưa mơ hồ, khi tù trưởng Hermann lãnh đạo nhân dân đánh bại cuộc xâm lược của người La Mã trong trận đánh khốc liệt trong rừng Teutoburg vào năm 9, diệt gọn ba binh đoàn Lê dương La Mã.[15][16] Nhờ đó, người Đức đã hoàn thành công cuộc đấu tranh buổi đầu giải phóng dân tộc và dần dần dựng xây nền văn hóa riêng của mình.[17] Qua cuốn sử "Germania" của nhà sử học Tacitus người La Mã, chúng ta biết rằng từ thời kỳ cổ đại, người Đức đã trở thành một dân tộc dũng mãnh, ngoan cường, có tinh thần thượng võ.[5][18] Chính tại nước Đức, ngọn lửa của phong trào tôn giáo Kháng Cách đã được vị thầy tu Martin Luther - người anh hùng "Hercules trên đất Đức" hoặc là "chim sơn ca trên đất Đức" - thổi lên vào năm 1517, mở đầu cho một dân tộc Đức vững chắc, đoàn kết và thống nhất.[18]
Người Đức có thêm quốc tịch khác
Theo điều tra dân số vào ngày 9.5.2011 thì 4,3 triệu người Đức có thêm một quốc tịch khác, trong đó 690.000 có quốc tịch Ba Lan, 570.000 quốc tịch Nga, 530.000 quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ[19].
Chú thích
- ↑ Template:Es Hablantes del alemán en el mundo
- ↑ 2,0 2,1 The Germans by Craig Gordon
- ↑ Gordon A. Craig, The Germans, trang 7
- ↑ Hajo Holborn, A History of Modern Germany: The Reformation, trang 140
- ↑ 5,0 5,1 Giles MacDonogh, Frederick the Great, trang 5
- ↑ Gordon A. Craig, The Germans, các trang 15-16.
- ↑ George Peabody Gooch, Frederick the Great, the ruler, the writer, the man, trang 365
- ↑ Hajo Holborn, A History of Modern Germany: The Reformation, các trang 183-190.
- ↑ Hajo Holborn, A History of Modern Germany: 1648-1840, trang 243
- ↑ Hajo Holborn, A History of Modern Germany: 1648-1840, trang 419
- ↑ Hajo Holborn, A History of Modern Germany, Volume 3: 1840-1945, trang 251
- ↑ Hajo Holborn, A History of Modern Germany, Volume 3: 1840-1945, trang 537
- ↑ Template:Chú thích sách
- ↑ "German", The Concise Oxford Dictionary of English Etymology. Ed. T. F. Hoad. Oxford: Oxford University Press, 1996. Oxford Reference Online. Oxford University Press. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2008.
- ↑ Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, Germany: A New History, Mở đầu
- ↑ "Deutschlands Fahrräder im Test".
- ↑ Hagen Schulze, Deborah Lucas Schneider, Germany: A New History, 1
- ↑ 18,0 18,1 Hagen Schulze, States, nations and nationalism: from the Middle Ages to the present, các trang 128-130.
- ↑ Vier Millionen Deutsche besitzen zwei Pässe, zeit, 10.04.2014