Nhạc vàng

Nhạc vàng là tên gọi dòng tân nhạc Việt Nam ra đời trong thập niên 1960 với lời ca trữ tình bình dân được viết trên những giai điệu chậm buồn đều đều (bolero, rumba, ballade...), âm hưởng dân ca, hát bằng giọng thứ quãng âm trung hoặc trầm[1]. Đôi khi nhạc vàng còn được dùng chỉ các bài thời tiền chiến hay "tình khúc 1954-1975" chậm buồn nhưng giai điệu khác với nhạc vàng, hay một số bài đậm chất dân gian nhưng không mang đặc trưng của nhạc vàng theo nghĩa phổ thông (nhiều bài đậm chất dân gian theo điệu chachacha). Đặc trưng của dòng nhạc này là lời ca giản dị, câu nhạc dễ nghe, chất chứa nỗi niềm của một bộ phận trong xã hội, chủ yếu là những người nghèo, bình dân.

Tên gọi

Thực chất cụm từ nhạc vàng đã xuất hiện từ thời tiền chiến, màu vàng khi đó biểu thị cho sự sang trọng. Nhưng theo quan điểm của người Cộng sản thời chiến tranh Đông Dươngchiến tranh Việt Nam thì chỉ cụm từ nhạc vàng cho các ca khúc tiền chiến và phần lớn ở vùng Việt Nam Cộng hòa kiểm soát thời chiến tranh cho dù mang âm hưởng Tây phương hay dân gian mà nội dung nhuốm màu bi lụy, yếu đuối, cá nhân chủ nghĩa hay nhạc "tâm lý chiến". Cụm từ "nhạc sến" chỉ dùng ở Miền Nam để phân biệt với "nhạc vàng" thường phối nhạc phương Tây sang trọng hơn, có thể nói đến chia ly, cô đơn, nhưng nội dung không nói đồng quê, nghèo khó, hay kể một câu chuyện. Tuy nhiên trong nhân dân thì cụm từ nhạc vàng hay chỉ các bài theo điệu Bolero... mang âm hưởng dân ca khi đó, chứ không dùng cho nhạc tiền chiến hay "tình khúc 1954-1975". Điểm khác biệt chính giữa "nhạc vàng" và "nhạc sến" là "nhạc vàng" thường theo điệu Slow Rock, Slow ảnh hưởng nhiều của nhạc Thiên Chúa giáo hay triết học hiện sinh[citation needed] du nhập mạnh mẽ ở miền Nam khi đó, chậm, buồn, đều đều và phong cách thính phòng, hát bằng giọng Bắc chuẩn,[citation needed] còn "nhạc sến" âm hưởng dân ca hát bằng giọng Bắc, Bắc pha hay giọng địa phương (tùy theo điệu dân ca, nhưng chủ yếu của Nam Bộ), về sau thường hay được hát bằng giọng Nam, hợp hơn với tầng lớp bình dân.[citation needed] Ngoài ra miền nam trước 1975 còn có nhạc quê hương hay được hát bởi các giọng hát "nhạc sến" nên hay được gộp chung nhạc vàng nhưng giới chuyên môn hay tách ra thành nhánh nhạc quê hương, chủ đề rộng về quê hương đất nước hoặc về làng quê đậm chất dân ca cả ba miền, không có chất sến, hát theo giọng địa phương. Cụm từ nhạc sến còn hay được sử dụng trong nhiều nhạc phẩm sau này ảnh hưởng nhạc Hoa, Nhật, Hàn, Thái, hay một số bài pop ballad (sau Đổi Mới), tùy theo giai điệu, ca từ, tư tưởng, nhưng không ai gọi là "nhạc vàng" theo thói quen hay chỉ các ca khúc điệu Bolero, Rhumba mang âm hưởng dân ca, chủ yếu Nam Bộ[2]. Cách phân chia nhạc vàng, nhạc sến không theo quy cách phân chia nhạc thị trường (phục vụ thị hiếu một bộ phận công chúng để thu lợi nhuận) và nhạc nghệ thuật (có giá trị nghệ thuật) mà chỉ theo giai điệu, ca từ nội dung, kể cả lối hát.

Cụm từ nhạc sến ra đời từ thập niên 1960, của các gia đình thượng lưu người gốc Bắc di cư, có nuôi con sen (Marie Sến) trong nhà và họ gọi nhạc của những người bình dân gốc nông dân chủ yếu di cư từ nông thôn ra là nhạc sến. Một tên gọi khác là "nhạc máy nước", tức nhạc mà những người bình dân hay lấy nước ở các tụ điểm lấy nước công cộng nghe.[3][4][5][6] Báo An ninh thế giới từng viết "Duy Khánh tuy không sến, không rên rỉ như Chế Linh nhưng cũng thuộc hàng phông-tên máy nước"[7] (phông-tên là các điểm lấy nước công cộng ở Sài Gòn trước 1975). Còn "nhạc sến" hiện đại thường ca từ cũng không khác "nhạc sến", khai thác các chủ đề thất tình, hướng ham muốn hưởng thụ cá nhân cho dù có khi chỉ là tình cảm, nhưng có tính trách oán (do thất bại), có khác là ở giai điệu và lối hát trẻ trung hiện đại hơn, nhưng chủ đề thường bó hẹp hơn, ít chịu ảnh hưởng của dân ca. Hiện nay cả hai dòng "sến" này đều được nhà nước chấp nhận, do âm nhạc được xem là một ngành công nghiệp giải trí, và không có một đánh giá cụ thể là nhạc thị trường hay có giá trị nghệ thuật nào đó. Ít nhiều nó phù hợp tâm trạng nhất thời hay tâm lý của một bộ phận xã hội với khách quan.

Lịch sử

Ở phía Nam vĩ tuyến 17

Tác phẩm điệu Rumba đầu tiên là "Trăng sơn cước" của Văn Phụng và Văn Khôi viết năm 1949, còn nhạc phẩm điệu bolero đầu tiên là "Nắng chiều" của Lưu Trọng Nguyễn năm 1952, rộn ràng và đơn giản. Danh từ "nhạc vàng" xuất hiện tại miền Nam Việt Nam ở vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát vào những năm 1960 trong thời kỳ kinh tế thị trường phát triển mạnh, ảnh hưởng đến âm nhạc, đặc biệt là sự đa dạng. Vào cuối thập niên đó nhạc sĩ Phó Quốc Lân cho ra mắt ban "Nhạc Vàng" thuộc đài truyền hình Sài Gòn THVN để trình tấu định kỳ. Ông là tác giả những bản nhạc như "Xuân ly hương", "Hương lúa miền Nam", "Anh tôi" (nói về người lính Cộng Hòa), "Mong ngày anh về", "Vui khúc tương phùng".[8] Những hãng phát hành băng và đĩa nhạc cũng cho ra nhiều sản phẩm với danh hiệu "nhạc vàng" như hãng Hương Giang, hãng Dạ Lan của nhạc sĩ Anh Bằng, và hãng Shotguns[9] của Ngọc Chánh. Nhạc vàng sau đó được hiểu là thể loại nhạc tình êm dịu có tình yêu quê hương, tình yêu lứa đôi hoặc có nỗi lòng riêng tư của lính chiến mặc dù đang gánh trách nhiệm với đại cuộc.[10] Cho đến năm 1975, dòng nhạc này phổ biến ở Miền Nam.[11]

Theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, nhạc vàng "có những câu mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. Phần đông ca sĩ, nhạc sĩ là người miền Nam nên hát và viết bài hát mang chất dân ca bình dân của người Nam. Họ viết nhạc phần đông ở giọng thứ, khi hát với bolero, nó đúng cái nhịp của người miền Nam".[12]

Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, hai thể điệu chính của Nhạc vàng là bolero và slow rock. "Người đầu tiên nghĩ ra bolero là Lam Phương rồi Trúc Phương", và "Dòng nhạc bolero không hiếm những bài hát kiểu kể chuyện như: Hàn Mặc Tử, Màu tím hoa sim, Lan và Điệp… Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ. Bolero Việt Nam rất chậm..."[12]

Nhạc vàng lúc đó bao gồm nhiều phong cách, từ nhạc tình tự quê hương với biến thể từ dân ca Nam Bộ, nhạc lính, nhạc "sến" (theo nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, "Không phải mình phân chia giai cấp, nhưng loại nhạc đó được giới bình dân nghe nhiều hơn. So với nhạc vàng, lời nhạc sến còn bình dân hơn: Ước gì nhà mình chung vách, anh khoét bức tường, anh qua thăm em. Chung quy cũng là nhạc trữ tình. Nhạc cho người có hiểu biết chút xíu gọi là nhạc vàng, còn cho người ít hiểu biết gọi là nhạc sến"),[12] bolero kể chuyện, "kích động nhạc" bình dân,...

Nhiều sáng tác của các nhạc sĩ nổi tiếng được xem là có đóng góp cho Tân nhạc Việt Nam nhiều ca khúc có giá trị như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Phạm Đình Chương,... thời kỳ này cũng được xem là nhạc vàng, căn cứ cụ thể vào từng bài hát của họ. So với thời kỳ thập niên 1950 về trước, sáng tác của Phạm Duy có những chuyển biến rất đa dạng, nhiều đề tài, thái độ từ tâm linh, tôn giáo, xã hội và một số mang màu sắc thị trường như dòng nhạc trẻ, nhạc vỉa hè. Trịnh Công Sơn thì ảnh hưởng nhiều bởi chủ nghĩa hiện sinh, thái độ lạc lõng bơ vơ, "nổi loạn tinh thần" và mang màu sắc vô thần (tư tưởng này có một số nét trùng lặp giống chủ nghĩa cộng sản về lý thuyết).

Ở phía Bắc vĩ tuyến 17

Ở Miền Bắc do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát thì từ thập niên 1950 đã du nhập khái niệm "nhạc màu vàng" từ Trung Hoa. Trong Hán ngữ nhạc màu vàng (黃色音樂, Hán Việt: hoàng sắc âm nhạc) được hiểu là nhạc tình thời thượng của thập niên 1930, dòng nhạc này phổ biến ở Thượng Hải. "Nhạc màu vàng" theo đó bị coi "là thứ âm nhạc lãng mạn bi quan, hoặc khêu gợi tình dục và những khát vọng thấp kém của xác thịt". Phong trào bài trừ "nhạc màu vàng" ở Trung Hoa thời Mao Trạch Đông cũng lan theo sang miền Bắc Việt Nam như trong những bài báo dịch lại từ tiếng Hoa, chống nhạc "ủy mị" vì thiếu tinh thần đấu tranh cách mạng.[10] Cũng vì vậy mà dòng nhạc tiền chiến thịnh hành trước năm 1954 cũng không còn được hát.

Sau năm 1975

Thời kỳ cấm đoán

Sau năm 1975 danh từ "nhạc vàng" được dùng cho phần lớn những tác phẩm âm nhạc ở miền Nam ra đời trong thời kỳ đất nước chia đôi và dòng nhạc này bị cấm[10][13] trên các phương tiện truyền thanh truyền hình. Cũng như nhiều đề mục văn hóa khác ở miền Nam, dòng nhạc này bị gán thêm nhãn chính trị là "nhạc phản động" hoặc "đồi trụy", "ru ngủ", không thể hiện được con người xã hội chủ nghĩa lý tưởng như tinh thần cộng đồng, yêu lao động, có chí khí vươn lên, mà lại thể hiện tư tưởng an phận, than thở, thích nhận ân huệ. Kết quả là nhiều sản phẩm văn hóa trong đó có băng cassette, đĩa nhạc cùng những bài vở ghi chép nhạc vàng bị tiêu hủy.[13] Cũng theo nghĩa đó thì đối lập với nhạc vàng là nhạc đỏ tức dòng nhạc nêu cao chủ nghĩa cộng sản, mục tiêu giải phóng đất nước, đấu tranh giai cấp và ca ngợi tinh thần lao động. Dù vậy nhạc vàng vẫn được nhiều người ưa thích cả trong Nam lẫn ngoài Bắc vì nói về tình cảm cá nhân không gò buộc vào tập thể. "Nhạc vàng" do đó hàm ý vàng của quý kim mà nó cho người nghe cái tâm trạng "riêng" của con người trong khi xã hội chỉ cho phép cái ý thức hệ chung của tập thể.[14] Dù phải nghe trộm qua những buổi phát thanh của VOA hoặc BBC từ hải ngoại, người trong nước vẫn cố gắng tìm nghe bất chấp hình phạt của luật pháp.[15] Có thể nói nhạc vàng vẫn tiếp tục chiếm địa vị quan trọng trên thị trường âm nhạc và được một bộ phận dân chúng ưa chuộng[16][17]

Sau năm 1975 nhiều nhạc sĩ nhạc vàng, nhạc sến bị cấm trình diễn các tác phẩm thuộc thể loại này vì Nhà nước cho là các sáng tác của họ chỉ chiều theo thị hiếu, sáng tác theo đơn đặt hàng... nhưng sau Đổi mới nhiều ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác nhạc vàng thì không gặp vấn đề gì cả, thậm chí rất giàu có như ca sĩ Ngọc Sơn). Nhiều nhạc sĩ bỏ ra nước ngoài (nhất là các nhạc sĩ Thiên Chúa giáo), trong khi phần đông nhạc sĩ vô thần hay theo đạo Phật vẫn ở lại và có sáng tác mới.

Hạn chế nhưng không còn cấm toàn bộ

Mãi đến khi bắt đầu thời kỳ Đổi mới thì các loại nhạc vàng mới dần dà được chính quyền xem xét lại và cho phổ biến một cách hạn chế tuỳ theo tác giả và tác phẩm. Năm 1986 lần đầu tiên chính quyền cho ra danh mục 36 tác phẩm âm nhạc của Miền Nam trước kia nay được phép công khai trình diễn. Dù vậy ca sĩ Thanh Lan cho đến cuối thập niên 1980 vẫn phải lén lút thu thanh, thực hiện từ nửa đêm đến rạng sáng thì nghỉ để tránh bị công an phát giác.[18] Danh sách nhạc sang thập niên 1990 thì bỏ, trong khi dân chúng tìm nghe nhiều loại nhạc vàng. Thay vào đó là danh sách nhạc cấm thuộc thể loại nhạc lính Sài Gòn. Thời kỳ đó, Bộ Văn hóa đề nghị cổ xúy nhạc xanh, tức nhạc trẻ của thời đại Đổi Mới nhưng không thành công.[19] Trong khi đó số người nghe nhạc vàng ngày càng đông, không chỉ ở phía nam vĩ tuyến 17 và hải ngoại mà cả ở miền Bắc, thậm chí theo chân người Việt đi lao động ở Liên XôĐông Âu vào thập niên 1980. Chính quyền tỏ ra bất lực và thất bại trước phong trào nhạc vàng sống lại.[20]

Sang đầu thế kỷ 21, những nhà kinh doanh và tổ chức ca nhạc trong nước đã tổ chức nhiều buổi trình diễn nhạc vàng, đưa ca sĩ từ hải ngoại về hát vì dễ kiếm lời. Vào tháng 8 năm 2010 hai ca sĩ mà tên tuổi gắn liền với "nhạc sến", Hương LanTuấn Vũ đã trình diễn những bản nhạc vàng ở Nhà hát Lớn Hà Nội trong nửa tháng với giá vé lên đến 1.700.000 đồng Việt Nam mà mỗi suất vẫn kín chỗ. Nhạc vàng theo nhận xét của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã đi từ địa vị bị cấm đoán năm 1975 để rồi đến năm 2010 đã trình diễn ở giữa thủ đô Hà Nội.[1] Nhiều ca sĩ trong nước cũng diễn nhạc vàng tại hải ngoại. Nhạc sĩ Việt Dzũng nhận xét về nhạc vàng và hiện trạng này như sau:[21] "Vậy hỏi lại nhé, ở Việt Nam có bao nhiêu ca sĩ, và bao nhiêu người đã ra hải ngoại để hát? Họ ra hải ngoại để hát nhạc gì? Câu trả lời là họ vẫn phải nhờ vào nhạc vàng của trước năm 1975 để kiếm tiền sống."

Đối với người Việt hải ngoại thì nhạc vàng là một dòng nhạc chủ đạo trong thị hiếu người nghe nhạc và cùng với tình khúc 1954-1975 trở thành dòng nhạc chủ đạo của tân nhạc hải ngoại, tuy nhiên ranh giới giữa hai dòng nhạc này không còn rõ rệt như thời kỳ trước năm 1975.

Đến đầu thế kỷ 21, nhạc vàng bắt đầu đi xuống ở hải ngoại. Những khán giả gốc Việt thích nghe nhạc vàng đã lớn tuổi và dần qua đời, trong khi lớp trẻ gốc Việt sinh ra ở Âu - Mỹ thì đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa, âm nhạc bản xứ nên chỉ thích nghe nhạc Âu - Mỹ, ít quan tâm đến các dòng nhạc tiếng Việt. Vì vậy, văn nghệ hải ngoại ngày càng thu hẹp, các trung tâm âm nhạc ở hải ngoại phải thu hẹp dần hoạt động. Từ năm 2007, nhiều nghệ sĩ chuyên hát nhạc vàng ở hải ngoại bắt đầu từ hải ngoại trở về Việt Nam để tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp[22]

Bolero

[[Tập tin:Che linh pre75.jpg|200px|trái|nhỏ|Ca sĩ Chế Linh biểu diễn trước 1975.]] Bolero là một điệu nhạc được sử dụng phổ biến trong các bài nhạc vàng.

Tại Việt Nam, điệu boléro du nhập vào miền Nam Việt Nam vào khoảng thập niên 1950, lúc phong trào tân nhạc Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng nhạc điệu phương Tây thay cho nhạc điệu phương Đông truyền thống. Không có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì.

Nhưng nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu boléro vẫn lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này. Lúc đó rộ lên phong trào "Thời trang nhạc tuyển" mà những bài nhạc boléro được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh phổ thơ Hữu Loan), Tàu đêm năm cũ, Nửa đêm ngoài phố (Trúc Phương), Thành phố sau lưng (Hàn Châu), Áo em chưa mặc một lần (Hoài Linh), Xuân này con không về (Trịnh Lâm Ngân), Đêm buồn tỉnh lẻ (Bằng Giang - Tú Nhi), Vòng nhẫn cưới, Đêm lang thang, Không giờ rồi (Vinh Sử), Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương. Cố nhạc sĩ Trúc Phương được xem như là Vua boléro giai đoạn này.Template:Cần dẫn nguồn

Bolero của Việt Nam khác bolero của Tây Ban Nha hay Nam Mỹ ở chỗ bolero Việt Nam rất chậm trong khi bolero Nam Mỹ, Tây Ban Nha lẹ hơn, gần như rhumba.[12]

Hiện tại, các nhạc sĩ trẻ cũng đang tiếp nối với chủ đề tình yêu, âm hưởng dân ca Nam Bộ nhưng rất ít bài theo điệu boléro nguyên thủy, đây là đặc điểm khác giai đoạn trước.

Giới sáng tác

Template:Chính

Tham khảo

  1. 1,0 1,1 Trần Củng Sơn. Một thoáng 26 năm. San Jose, CA: Hương Quê, 2011. Trang 474-7.
  2. Nhạc Sến biến dị
  3. Trở lại với nhạc xưa
  4. Lạm bàn về nguồn gốc hai từ “nhạc sến”
  5. Nhạc sến là nhạc gì? Một Thế giới 08-02-2016
  6. Tản mạn về nhạc sến
  7. An ninh thế giới ngày 28 tháng 2 năm 2003
  8. http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=761&Itemid=47.  Unknown parameter |ngày truy cập= ignored (help); Unknown parameter |tiêu đề= ignored (help); Missing or empty |title= (help)
  9. http://honque.com/PhongVan/pvVuDucNghiem/pvVuDucNghiem.htm.  Unknown parameter |tiêu đề= ignored (help); Missing or empty |title= (help)
  10. 10,0 10,1 10,2 "Nhạc vàng "hoá vàng""
  11. "Nghĩ về nhạc vàng" Template:Link chết
  12. 12,0 12,1 12,2 12,3 Trí thức cũng nghe nhạc vàng, Phỏng vấn Nguyễn Ánh 9 về Nhạc vàng, Báo Thanh Niên trích lại từ báo Tiền Phong, 26/08/2010
  13. 13,0 13,1 Taylor, Philip. tr 23-55
  14. "CHUYỆN NGHE CA NHẠC BẰNG MỸ CẢM CHÂN THỰC"
  15. Sài Gòn, Lệ Thu
  16. Taylor, Philip. tr 150-153.
  17. "Ngày đăng quang cho dòng nhạc nhạc vàng sau 30 năm" Template:Link chết
  18. Kỷ niệm về nhạc sĩ Anh Bằng. tr 258
  19. Taylor, Philip. tr 150-154.
  20. Taylor, Philip. tr 53-55.
  21. http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179371&zoneid=1#.UrTt8PblE7A.  Unknown parameter |ngày truy cập= ignored (help); Unknown parameter |nơi xuất bản= ignored (help); Unknown parameter |tiêu đề= ignored (help); Missing or empty |title= (help)
  22. https://thanhnien.vn/van-hoa/vi-sao-nghe-si-hai-ngoai-un-un-ve-viet-nam-616726.html

Template:Các chủ đề

Template:Tân nhạc Việt Nam Thể loại:Tân nhạc Việt Nam