Otto I của đế quốc La Mã Thần thánh
Template:Thông tin nhân vật hoàng gia Otto I Đại đế (23 tháng 11 năm 912 – 7 tháng 5 năm 973), thuộc dòng dõi nhà Liudolfinger, con trai của Heinrich der Finkler và Matilda của Ringelheim, là Công tước Sachsen, vua của đế quốc Đông Frank từ năm 936, vua của Ý năm 951 và là người đầu tiên được tấn phong ngôi vị Hoàng đế La Mã Thần thánh năm 962.[1]
Sau khi vua Charlemagne qua đời năm 814, đế quốc của ông bị phân tán thành những vương quốc nhỏ. Mạn trung và phía tây châu Âu, luôn bị người Viking tấn công và trở thành mục tiêu cho những người Magyar từ Hungary và România kéo đến xâm lược. Người dân ở đây gần như không thể chống cự nổi. Khi Otto Đại đế lên ngôi vua Đông Frank, cha ông, Heinrich, bỏ phong tục chia lãnh thổ cho các người con trai, chủ trương vương quốc là không thể chia ra được. Otto đã thành công đánh bại lại những cuộc nổi dậy chống lại chủ trương này từ chính những người trong gia đình mình, như em trai ông Heinrich và con trai ông ta, Brun, mà đòi chia quyền cai trị.
Năm 955 ông đánh bại được quân Magyar gần sông Lech mạn nam Đức việc này đã làm kết thúc mối đe dọa của Magyar trên mạn tây châu Âu. Cùng năm ông lại chiến thắng người Slav. Những chiến thắng này đã giúp ông được danh tiếng là đã cứu vãn đạo Kitô. Kết quả là một thời văn hóa hoàng kim, được biết đến như là thời phục hưng Otto.
961 ông chinh phục được Vương quốc Ý, và mở rộng đế chế của mình ở phía bắc, phía đông và phía nam của Ý, gây ra mâu thuẫn với Đế quốc Đông La Mã. Bắt chước ý tưởng hoàng đế Charlemagne, 962 ông để Giáo hoàng John XII ở Roma phong làm hoàng đế, và cuối cùng ông đã thành công đạt được một thỏa hiệp với hoàng đế Byzantine và dàn xếp cuộc hôn nhân của con trai ông, Otto II, với cháu gái Theophano của ông ta.
Năm 968 ông thành lập một tổng giám mục ở Magdeburg, thành phố mà vẫn chịu ảnh hưởng của ông nhiều nhất sau khi ông chết. Giáo phận này có địa vị quan trọng đối với Otto trong việc thiên Chúa hóa người Slav.
Sau khi qua đời, ông được chôn cất ở nhà thờ Magdeburg cùng vợ ông Edith của Wessex.
Tiểu sử
Người thừa kế
Otto sinh năm 912 có lẽ ở Wallhausen, con trai của Saxon công tước Heinrich I, người 919 được phong làm vua Đông Frank, và người vợ thứ hai của ông ta Mathilde.[2] Mathilde là con gái của hầu tước Sachsen Dietrich từ nhà Widukind. Từ hôn nhân thứ nhất của Heinrichs I mà đã bị hủy bỏ, Otto có một người anh trai cùng cha khác mẹ Thankmar. Những người em của Otto là Gerberga, Hadwig, Heinrich cũng như Brun. Ông có vợ là một người Slav thuộc dòng dõi quý tộc, mà cùng có người con trai Wilhelm, sau này trở thành tổng giám mục Mainz.
Sau cái chết của Konrad I, người đã không thành công, trong việc tập hợp những người có thế lực nhất của vương quốc dưới quyền cai trị của ông, 919 vương quyền lần đầu tiên không được giao cho một người Franken, mà được phong cho một người Sachsen. Mặc dù Heinrich chỉ được bầu bởi Franken và Sachsen, nhưng với một chính sách khéo léo qua sự tòng phục về quân sự và sau đó sự liên kết tình thân hữu với rất nhiều nhượng bộ (amicitia và pacta) ông đã thành công, ràng buộc các công tước Schwaben (919) và Bayern (921/922) vào mình.[3] Ngoài ra, Heinrich đã thành công, Lothringen, dưới thời của Konrad liên kết với Tây Frank, lại trở thành một phần của Đông Frank (925).
Để bảo đảm có thể truyền lại quyền lực mà ông đã đạt được ở Đông Frank cho gia đình ông mà không bị phân chia, 929/930 ông ra quyết định sơ bộ có lợi cho người thừa kế duy nhất, Otto.[4] Trong một văn kiên viết cho vợ đề ngày 16 tháng 9 năm 929,[5] gọi là "quy tắc nhà" [6], Heinrich quyết định để lại cho vợ Mathilde khi ông chết Quedlinburg, Pöhlde, Nordhausen, Grone và Duderstadt.
Tham khảo
- Lịch sử thế giới, tài liệu nước ngoài do Bùi Đức Tịnh biên dịch, phần Otto được tấn phong làm hoàng đế của đế quốc thánh La Mã, tr. 128
Xem thêm
Chú thích
- ↑ He was ""the first of the Germans to be caled the emperor of Italy", theo Arnulf của Milan, Liber gestorum recentium, 1.7. While Charlemagne had been crowned emperor in 800, his empire was divided amongst his grandsons, and following the assassination of Berengar of Friuli in 924, the imperial title lay vacant for nearly forty years
- ↑ Vgl. dazu Stephan Freund: Wallhausen – Geburtsort Ottos des Großen, Aufenthaltsort deutscher Könige und Kaiser. Regensburg 2013. Stephan Freund: Wallhausen – Königlicher Aufenthaltsort, möglicher Geburtsort Ottos des Großen. In: Stephan Freund, Rainer Kuhn (Hrsg.): Mittelalterliche Königspfalzen auf dem Gebiet des heutigen Sachsen-Anhalt. Geschichte – Topographie – Forschungsstand. Regensburg 2014 S. 115–148.
- ↑ Gerd Althoff, Hagen Keller: Heinrich I. und Otto der Große. Neubeginn auf karolingischem Erbe. Bd. 1–2, Göttingen u. a. 1985, S. 64f.; Gerd Althoff: Amicitiae und Pacta. Bündnis, Einung, Politik und Gebetsgedenken im beginnenden 10. Jahrhundert. Hannover 1992.
- ↑ Gerd Althoff, Hagen Keller: Die Zeit der späten Karolinger und der Ottonen. Krisen und Konsolidierungen 888–1024. Stuttgart 2008, S. 137.
- ↑ MGH DD H I, Nr. 20, S. 55–56.
- ↑ Karl Schmid: Die Thronfolge Ottos des Grossen. In: Eduard Hlawitschka (Hrsg.): Königswahl und Thronfolge in ottonisch-frühdeutscher Zeit. Darmstadt 1971, S. 417–508.
Template:Sơ khai lịch sử Template:Hoàng đế La Mã Thần thánh Template:Vua Đức Template:Các chủ đề
Thể loại:Hoàng đế La Mã Thần thánh Thể loại:Vua Đức Thể loại:Công tước Kärnten Thể loại:Công tước Sachsen Thể loại:Nhà Liudolfinger Thể loại:Sinh năm 912 Thể loại:Mất 973 Thể loại:Vua theo đạo Công giáo Rôma