Pháo tự hành
Template:Chú thích trong bài [[Tập tin:AS-90 self-propelled artillery.JPG|nhỏ|phải|300px|Một khẩu đội pháo tự hành British AS-90 đang bắn tại Basra, Iraq, 2006. ]] [[Tập tin:2s19 armyrecognition russia 012.jpg|nhỏ|phải|300px|Pháo tự hành Russian SPA 2S19 Msta]] Pháo tự hành (tiếng Anh là self-propelled artillery, hay self-propelled gun, viết tắt: SPG) là một giải pháp nhằm mang lại sự cơ động cho pháo binh. Khái niệm này còn bao hàm cả các loại lựu pháo và pháo phản lực. Nó có đặc điểm là tính cơ động cao nhờ vào việc sử dụng bánh xích (đôi khi có thể là bánh lốp thông thường), không cần các phương tiện xe kéo chở đi. Pháo tự hành được dùng để hỗ trợ hỏa lực tầm xa trên chiến trường.
Trong quá khứ, thuật ngữ "Pháo tự hành" còn bao gồm những loại Pháo tự hành chống tăng. Tuy nhiên hai thuật ngữ này được tách ra bởi sự khác biệt lớn giữa hai loại pháo.
Vào thời nay, pháo tự hành đã có nhiều chuyển biến về cả thiết kế và lắp ráp. Chúng được thêm nhiều bộ phận như: hệ thống treo hiện đại, phuộc súng,... Giống như quá khứ, các loại tăng tự hành đều có súng phụ để bảo vệ khỏi những tay bộ binh. Khác xa với sơn pháo đẩy bằng bộ binh thế kỉ 19-20, pháo tự hành hiện đại được bảo vệ bằng một lớp giáp tương đối dày nhằm bảo vệ kíp lái trước vũ khí cầm tay. Tuy vậy, lượng giáp ấy nếu so với xe tăng thì vẫn rất mỏng. Do đó PTH không thể đối đầu với thiết giáp địch trực tiếp.
Pháo tự hành có rất nhiều ưu điểm mà từ trước đến nay quân đội các nước luôn muốn sở hữu trong quân đội của mình. Thứ nhất pháo tự hành có độ linh hoạt cao, đạt được tầm bắn xa và hỏa lực lớn. Thứ hai, pháo tự hành có thể được lắp ráp dễ dàng, ít tốn chi phí và đặc biệt có độ sát thương cao. Những tính năng trên làm cho pháo tự hành trở thành một trong những loại vũ khí mà bất cứ quân đội nào thời hiện đại nào cũng phải sở hữu.
Contents
Những năm trước thế chiến
Trong những năm thế kỉ 17, tiền thân của pháo tự hành chính là những loại pháo ngựa kéo, những loại pháo này sử dụng đạn pháo tròn, cây đút pháo có ngòi lửa rồi sau đó bắn. Đi đầu trong việc này chính là nước Nga, họ bắt đầu sử dụng những loại pháo này trong những chiến dịch vừa và lớn với quân đội Thụy Điển. Các nước châu Âu nhanh chóng học tập kĩ thuật quân sự mới này và bắt đầu ứng dụng vào các bãi tập quân sự. Friedrich Đại đế, vua Phổ đã thành lập đơn vị pháo đội kỵ binh chuyên nghiệp đầu tiên năm 1759. Trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp năm 1790, liên quân Áo-Phổ sử dụng pháo binh đánh phá quân Pháp và tất nhiên là quân Pháp cũng sử dụng thứ vũ khí này để đánh trả. Pháo ngựa kéo được sử dụng đến tận thời Napoléon I (1804-1815). Rồi sau đó bước qua thế kỉ 20, mở đầu một thời kì mới của pháo tự hành.
Thế chiến I
Pháo tự hành Mark I là thí nghiệm đầu tiên về pháo tự hành hiện đại, được đưa vào chiến trường năm 1917(thế chiến I). Nó dựa trên khung tăng, nhưng hủy phần tháp pháo trên và thay vào đó là một khẩu pháo tự hành;thêm một chiếc bệ sắt và hàn vào thân tăng. Thay cho sức ngựa đó chính là xích tăng, để di chuyển linh hoạt hơn. Pháo tự hành Mark I chính là tiền thân của các loại pháo tự hành hiện đại trong tương lai.
Thế chiến II
Vào thế chiến II, Đức và Liên Xô chính là hai cường quốc quân sự chính sử dụng pháo tự hành trong chiến tranh. Đức áp dụng chiến thuật Chiến tranh chớp nhoáng - bộ binh và thiết giáp tấn công cùng với máy bay bổ trợ. Lực lượng quân đội Đức đã chế ra được rất nhiều loại pháo tự hành nổi tiếng và có hỏa lực cao. Trong cuộc tấn công Ba Lan (1939), cũng như trận chiến nước Pháp (1940) và Chiến dịch Barbarossa (1941)… quân đội Đức đã sử dụng pháo tự hành để tiêu diệt-phá hủy các cụm quân địch và các pháo đài. Thế chiến II cũng là thời kì mà một số loại pháo tự hành siêu nặng ra đời.
Cùng với Đức Quốc xã, Liên Xô chính là nước thứ hai sử dụng pháo tự hành trong phần lớn trận chiến. Pháo tự hành của Liên Xô ra đời sau Đức Quốc xã và có độ hỏa lực cao và sức chiến đấu tốt hơn pháo tự hành Đức. Nhưng tốc độ di chuyển và lượng đạn mang được của các pháo tự hành Liên Xô lại quá hạn chế. Điển hình chính là các pháo ISU-152 và ISU-122. Lực lượng pháo tự hành Xô-Viết có lớp giáp bọc rất dày và độ phá giáp của nó thì không thể tưởng tượng được. Pháo tự hành của Đức cũng vậy nhưng hơi kém hơn về hỏa lực bắn.
Sau thế chiến II, pháo tự hành đã thay đổi về toàn bộ thiết kế và kết cấu. Lực lượng pháo tự hành đã trở thành một trong những binh chủng chính trong quân đội các nước từ sau chiến tranh lạnh.
Pháo phản lực
Từ thế chiến II, hệ thống pháo phản lực đã xuất hiện. Nước đi đầu trong lĩnh vực này chính là Đức Quốc xã từ những năm 1930, nhưng họ không phát triển sâu loại vũ khí này. Tiếp theo là Liên Xô, họ đã chế ra được những dàn pháo phản lực Kachiusa - một thứ vũ khí chết người. Sau Kachiusa, người Mĩ và Anh đã bắt đầu tham gia chế tạo loại vũ khí mới mẻ này.
Đến thời hiện đại, pháo phản lực đã có nhiều chuyển biến về cả thiết kế và cấu tạo. Pháo phản lực đã có hệ thống đẩy tự động (khác với hệ thống phóng của Kachiusa), hệ thống định vị tên lửa. Đặc biệt hơn, hệ thống pháo phản lực hiện đại có thể phóng được rất nhiều tên lửa mỗi lần phóng (trung bình 20-40 quả tên lửa/mỗi lần phóng) hoặc phóng được cả đầu đạn hạt nhân-hoá học-sinh học. Pháo phản lực có thể tiêu diệt được cả một cụm quân, xe tăng (thiết giáp) hoặc phá huỷ tan tành bất kì một công trình xây dựng nào. Tuy nhiên, pháo phản lực có một điểm yếu đó chính là nạp đạn lâu (trung bình phải mất 10-20 phút để nạp đạn cho một loạt bắn).
Lựu pháo
Trong các thời kì quân đội, ngoài pháo tự hành và pháo phản lực - lựu pháo cũng là một trong những binh chủng chính.
Lựu pháo thường có nòng dài, sử dụng đạn công phá hoặc mù. Lựu pháo có hệ thống đẩy bằng cách giật cò phía sau làm cho băng truyền đẩy đạn về phía mục tiêu. Lựu pháo thời hiện đại đã có nhiều cải tiến so với thời xưa.
Quân đội Đức Quốc xã và Liên Xô trong Thế chiến II chính là hai lực lượng điển hình sử dụng lựu pháo. Hơn 80% tổn thất trong chiến tranh về cả sinh mạng, cơ sở hạ tầng,… là do lựu pháo gây ra. Tuy nhiên nó có một số khuyết điểm rất tai hại ở độ linh động và khả năng phòng vệ.
Pháo tự hành thời hiện đại
Ngày nay, pháo tự hành đóng một vai trò quan trọng đối với quân đội các nước. Kể từ thời hiện đại, đã có hai cuộc chiến xảy ra đó chính là Chiến tranh lạnh và Chiến tranh vùng vịnh và trong cả hai cuộc chiến trên, đều có sự tham gia của các loại pháo tự hành.
Pháo tự hành thời hiện đại có nhiều điểm khác biệt so với pháo tự hành trong Thế chiến II. Pháo tự hành hiện đại đã có hệ thống định vị đạn, radar chống máy bay phát hiện, đầu đạn nặng và còn có thể bắn được cả đầu đạn hạt nhân nhẹ. Hệ thống định vị đạn là một trong những ưu điểm của pháo tự hành, nó có thể bám sát theo mục tiêu mà không cần phải điều chỉnh và chỉ dừng lại khi nào mục tiêu bị phá hủy.
Những tính năng trên giúp pháo tự hành là một trong những binh chủng không thể bị thay thế. Đặc biệt pháo tự hành thời hiện đại có thể mang được rất nhiều đạn và có nhiều nòng phụ. Một pháo tự hành hiện đại có thể mang được hơn 64 viên đạn công phá, 50 viên đạn phá tăng và một lượng nhỏ các loại đạn khí… Hiện giờ, các nước Mỹ-Anh-Pháp-Đức-Nga đều đã có các loại pháo tự hành nòng dài có tầm bắn tới trên 30 km.
Một ví dụ điển hình về pháo tự hành hiện đại chính là pháo 155 mm G6. Nó có thể bắn đi đạn nổ phá tầm băn 30 km (tầm bắn có thể lên tới 50 km nếu dùng đạn tăng tầm đặc biệt). 155 mm G6 còn có chức năng phóng khói mù (do nó có thể bắn được đạn khói mù) giúp bộ binh chạy thoát. Một ví dụ khác nữa đó chính là pháo 155 mm G5, G5 có thể dùng loại đạn rocket tăng tầm giúp tầm bắn của nó có thể với xa đến hơn 50 km (nếu như được đặt trên bệ hoặc xe). Ví dụ khác là 2S19 Msta cỡ 152mm của Nga, ngoài các loại đạn thông thường nó còn có thể dùng loại đạn thông minh chống tăng Krasnopol, có thể tiêu diệt xe tăng đang chạy ở cự ly tới 24 km.
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
- [1]
- Артиллерийские Установки (Системы)
- Самоходная артиллерия
- Самоходные артиллерийские установки
- Самоходные артиллерийские установки
- Самоходные артиллерийские установки
- Энциклопедия артиллерии
- М. Барятинский. Американские истребители танков
- А. Сорокин. Советские самоходки в развитии и бою
- И. Шмелев. Истребители танков
- И. Шмелев. Вторая профессия водителя
- С. Ромадин. Предвоенные самоходки
Thể loại:Vũ khí chiến tranh lạnh Thể loại:Pháo
id:Artileri gerak sendiri bg:Самоходна артилерия ca:Artilleria autopropulsada cv:Хăй куçакан артиллери cs:Samohybné dělo de:Panzerartillerie en:Self-propelled artillery es:Artillería autopropulsada fr:Canon automoteur ko:자주포 hr:Samohodno topništvo it:Semovente d'artiglieria he:תותח מתנייע lt:Savaeigė nl:Gemechaniseerde artillerie ja:自走砲 pl:Działo samobieżne pt:Artilharia autopropulsada ru:Самоходная артиллерия sk:Samohybné delo sl:Samovozna artilerija fi:Telatykistö sv:Bandkanon tr:Kundağı Motorlu Topçu Sistemi uk:Самохідна артилерія zh-yue:自走炮 zh:自行火炮