Sâm

Template:Chú thích trong bài [[Tập tin:Ginseng in Korea.jpg|nhỏ|phải|300px|Những lọ nhân sâm bày bán ở Seoul, 2003]] Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảocủrễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loại thuộc chi Sâm. Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm (kể cả một số loại động vật như con hải sâm, sâm đất v.v.).

Phân loại

Có rất nhiều loại sâm, để phân biệt thường người ta gọi thêm tên địa phương hoặc màu sắc vào tên gọi:

Thế giới

  • Nhân sâm (Panax ginseng/Asian ginseng họ Araliaceae): được mô tả sớm nhất và được ứng dụng phổ biến nhất. Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3000 năm trước Công nguyên, nhân sâm đã được nói đến như là một thần dược trong "Thần nông bản thảo" của vua Thần Nông.
  • Đảng sâm (Codonopsis spp. họ Campanulaceae): mọc hoang và được gieo trồng ở Thượng Đảng.
  • Huyền sâm (Scrophularia họ Scrophulariaceae): có màu đen.
  • Đan sâm (Salvia miltiorrhiza họ Lamiaceae): có màu đỏ.
  • Bố chính sâm (Hibicus sagittifolius họ Malvaceae): mọc hoang và được sản xuất ở Bố Trạch.
  • Sa sâm (Launaea pinnatifida họ Asteraceae/Adenophora spp. họ Campanulaceae): loại sâm này thường mọc ở vùng đất pha cát.
  • Thổ nhân sâm (Talinum spp. họ Portulacaceae)
  • Nam sâm (Schefflera octophylla họ Araliaceae)
  • Nam sâm (Boerhaavia spp. họ Nyctaginaceae).
  • Bàn long sâm (Spiranthes sinensis họ Orchidaceae).
  • Điền thất nhân sâm (sâm tam thất, Panax pseudoginseng họ Araliaceae)
  • Sâm Ấn Độ (Withania Somnifera họ họ Solanaceae)
  • Sâm Nhật Bản (Panax japonicus họ Araliaceae) dùng để thay thế khi không có nhân sâm, có tác dụng bổ tỳ–vị.
  • Sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius): còn gọi là sâm Bắc Mỹ. Năm 1984, nhà nghiên cứu Albert LeungMỹ đã phân biệt hiệu năng giữa sâm Hoa Kỳ và nhân sâm như sau: "sâm Hoa Kỳ được coi là có tính mát, tính hàn, gần như đối nghịch với nhân sâm có tính ấm hay nhiệt". Dùng sâm Hoa Kỳ vào mùa hè nhằm giải nhiệt, hạ hỏa.
  • Sâm Tây Bá Lợi Á (Eleutherococcus senticosus họ Araliaceae) còn gọi là sâm Siberi, sâm Liên Xô.[citation needed]

Việt Nam

nhỏ|phải|250px|Một loại sâm khô để ngâm thuốc Có nhiều dược thảo có tên sâm được sử dụng từ rất lâu đời ở Việt Nam, nhưng với nhiều công dụng khác nhau như:

  • Bố chính sâm: (Hibiscus sagittifolius var. quinquelobus họ Malvaceae) thường thấy mọc ở Quảng Bình, Phú Yên. Hải Thượng Lãn Ông dùng phối hợp với thuốc khác để trị ho, sốt, gầy yếu. Hiện nay dùng làm thuốc bổ khí, thông tiểu tiện, hạ sốt.
  • Sâm cau: (Curculigo orchiodes họ Hypoxidaceae) mọc nhiều dưới tán rừng xanh Lạng Sơn, Hòa Bình đến Đồng Nai. Có tác dụng bổ thận, tráng dương, dùng để chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, phụ nữ bạch đới, người già tiểu són.
  • Sâm đại hành: (Eleutherine subaphylla họ Iridaceae) mọc hoang ở khắp nơi tại Việt Nam, thường được dùng để trị ho, đinh nhọt, lở ngứa ngoài da, chốc đầu, tổ đĩa.
  • Sâm hoàn dương: (?) mọc nhiều ở vùng núi cao nguyên Việt Nam, dùng để trị viêm phế quản phổi, mụn nhọt, ho, tắc tia sữa.
  • Sâm mây: (?) mọc nhiều ở Bắc Việt Nam, Bình Thuận, Đồng Nai. Người dân thường sử dụng làm thuốc bổ.
  • Sâm Ngọc Linh: (Panax vietnamensis họ Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm, sâm trúc (Panax Vietnamensis Araliaceae) mọc tập trung tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc KontumQuảng Nam ở độ cao 1500 đến 2100m, cây mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.[citation needed]
  • Sâm nam (Dipsacus japonicus họ Dipsacaceae).

Tác dụng thảo dược

Template:Sức khỏe Tại các nước châu Á, nhân sâm được coi là vị thuốc quý đứng đầu trong các loại thuốc quý đông y: "sâm nhung quế phụ".

  • Tính vị, tác dụng: Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.
  • Công dụng: Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.

Tuy nhiên dược tính và tác dụng bổ dưỡng của sâm còn gây tranh cãi trong giới học giả phương Tây.

Chú thích

Xem thêm

Liên kết ngoài

Thể loại:Cây thuốc Thể loại:Dược phẩm Thể loại:Thực phẩm chức năng