Thành Lâm
Thành Lâm là xã thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Template:Thông tin đơn vị hành chính Việt Nam
Contents
Địa giới hành chính
Xã Thành Lâm nằm ở phía tây bắc của huyện Bá Thước.
- Phía đông giáp các xã Lũng Niêm và Ban Công, huyện Bá Thước.
- Phía nam giáp xã Ban Công, huyện Bá Thước và xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa.
- Phía tây giáp các xã Phú Nghiêm và Hồi Xuân, huyện Quan Hóa.
- Phía bắc giáp các xã Thành Sơn và Lũng Niêm, huyện Bá Thước.
Lịch sử hành chính
Xã Thành Lâm vào thời Lê-Nguyễn là vùng đất thuộc huyện Cẩm Thủy, phủ Thiệu Thiên, Thanh Hóa[1]. Đến năm Thành Thái thứ 14 (1902), thuộc tổng Cổ Lũng, châu Quan Hóa. Vào năm Khải Định thứ 10 (1925), tổng Cổ Lũng chuyển về châu Tân Hóa mới thành lập[2]. Năm 1943, tổng Cổ Lũng nhập với tổng Thiết Ống thành một bang của châu Quan Hóa. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), tổng Cổ Lũng thuộc châu Tân Hóa mới tái lập, đến tháng 11 năm 1945, châu Tân Hóa đổi thành châu Bá Thước theo tên của thủ lĩnh Cầm Bá Thước trong phong trào Cần vương[3].
Tháng 3 năm 1948, xã Thành Lâm lúc này là vùng đất thuộc xã Quốc Thành, huyện Bá Thước[3]. Năm 1964, xã Quốc Thành được chia thành 5 xã là Lũng Cao, Thành Sơn, Thành Lâm, Lũng Niêm và Cổ Lũng[4], tên gọi Thành Lâm chính thức xuất hiện từ đây. Sau khi thành lập, xã Thành Lâm gồm các chòm: Cốc, Đanh, Chu, Mỏ Măng, Leo, Đôn, Ngòn và Bầm[5].
Bộ máy hành chính
STT | Họ và tên | Chức vụ | Số điện thoại |
1 | Hà Viết Phấn | Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND | 0918.050.810 |
2 | Hà Văn Hạnh | Phó Bí thư thường trực Đảng ủy | 01652.891.115 |
3 | Lương Văn Thuân | Chủ tịch UBND | 0917.220.114 |
4 | Hà Thị Trực | Phó Chủ tịch HĐND | 0987.715.702 |
5 | Quách Văn Dũng | Phó Chủ tịch UBND | 0918.221.243 |
6 | Hà Huy Giáp | Phó Chủ tịch UBND | 01235.748.056 |
7 | Lương Văn Miền | Văn phòng | 0987.729.186 |
8 | Hà Văn Ngọc | Văn phòng | 01665.399.549 |
9 | Hà Đăng Hiềm | Văn phòng | 0943.554.283 |
Địa giới hành chính
Thành Lâm là một xã nghèo, vùng sâu, vùng cao, nằm ở phía Tây bắc của huyện Bá Thước, cách trung tâm thị trấn Cành Nàng, trung tâm huyện 12 km, có diện tích tự nhiên 28,39 km².
- Phía Đông giáp các xã Lũng Niêm, Ban Công của huyện Bá Thước.
- Phía Nam giáp các xã Ban Công, huyện Bá Thước và xã Phú Nghiêm huyện Quan Hóa.
- Phía Tây giáp các xã Phú Nghiêm và Hồi Xuân huyện Quan Hóa.
- Phía Bắc giáp các xã Thành Sơn và Lũng Niêm huyện Bá Thước.
* Tổng diện tích đất tự nhiên: 2.839,67 ha:
- Diện tích đất nông nghiệp: 2.604,02 ha chiếm 91,70%, trong đó:
+ Đất trồng lúa nước: 237,39 ha chiếm 9,12 %;
+ Đất trồng cây hàng năm khác: 274,36 ha chiếm 10,54 %;
+ Đất trồng cây lâu năm: 21,34 ha chiếm 0,43 %;
+ Đất lâm nghiệp: 2.067,55 ha chiếm 79,40 %;
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,16 ha chiếm 0,12 %.
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 166,34 ha chiếm 5,86 %, trong đó:
+ Đất ở: 111,77 ha chiếm 67,19 %;
+ Đất xây dựng trụ sở, cơ quan công trình sự nghiệp 0,40 ha chiếm 0,24 %;
+ Đất sản xuất kinh doanh 0,50 ha chiếm 0,57 %;
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,45 ha chiếm 0,27 %;
+ Đất sông suối 22,38ha chiếm 13,45 %;
+ Đất phát triển hạ tầng 31,34 ha chiếm 18,84%.
- Diện tích đất chưa sử dụng: 69,30 ha, chiếm 2,44 % trong đó:
+ Đất bằng chưa sử dụng 6,72 ha chiếm 9,7%;
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 2,21 ha chiếm 3,19%;
+ Núi đá không có rừng cây: 60,38 ha chiếm 92,99%.
3. Tình hình dân sinh
Xã có 8 thôn, 869 hộ với 3427 nhân khẩu, 1980 lao động, chiếm 57,77 %. Cơ cấu các dân tộc: Dân tộc Thái 3395 người, chiếm 99,09 %; dân tộc Mường 28 người, chiếm 0,8 %; dân tộc Kinh 3 người, chiếm 0,08 %; dân tộc khác 1 người, chiếm 0,03 %. Tỷ lệ lao động nông nghiệp tương đối cao, chủ yếu là người dân tộc, nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp, nhưng bình quân đất nông nghiệp cho 01 lao động lại rất thấp. Đất rừng còn diện tích khá lớn nhưng chất lượng rừng kém, chủ yếu rà rừng hỗn giao, tre, nứa và một số rừng nghèo mới được khoanh nuôi tái sinh nên khả năng khai thác và tận thu sản phẩm để nâng cao thu nhập cho người lao động rất hạn chế.
Tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 26,58 %, hộ cận nghèo chiếm 24,86 %. Dân cư phân bố rải rác không tập trung, trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều. Thu, chi ngân sách trên địa bàn chủ yếu là sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.
Giao thông
Xã Thành Lâm có quốc lộ 15C chạy qua (Nay là 521B) và kết nối với Mai Châu - Hòa Bình.
Du lịch
Xã Thành Lâm nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với các khu du lịch sinh thái cộng đồng như Pù Luông retreat, Huy Giáp homestay... Đến với Thành Lâm du khách sẽ được ngắm phong cảnh hùng vỹ và nguyên sơ của núi rừng, ẩn hiện trong đó là các nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái. Ẩm thực khá độc đáo và điển hình cho ẩm thực dân tộc Thái với nếp nương, cá Dốc, vịt bầu, rau rừng, thắng cố...Khí hậu 4 mùa rõ rệt và phân vùng đậm nét với sự chênh lệch nhiệt độ theo độ cao, mùa hè mát mẻ và trong lành, mùa thu dịu mát và yên bình, mùa đông có phần khắc nghiệt với sương mù và có thời điểm có băng giá xuất hiện cục bộ (năm 2015, 2016 tại thôn Bầm, Ngòn). Nguồn: Quách Dũng
Tham khảo
- ↑ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 9.
- ↑ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 24.
- ↑ 3,0 3,1 Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 10.
- ↑ Quyết định số 107-NV ngày 02-4-1964 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
- ↑ Ban nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá, sách đã dẫn, tập II, tr 20.
Template:Sơ khai Hành chính Việt Nam Template:Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Bá Thước