Thanh Tuyền (ca sĩ)

Template:Ca sĩ Việt Nam Thanh Tuyền (tên thật là Phạm Như Mai, sinh ngày 29 tháng 10 năm 1948) là một ca sĩ nhạc vàng người Việt Nam ở hải ngoại. Cô là một trong những ba tiếng hát trụ cột của trung tâm ASIA cùng với Thanh Thúy, Hoàng Oanh ngoài ra cô còn cộng tác thường xuyên với trung tâm Thúy Nga.

Sự nghiệp

Trước 1975

Năm 1959, đoạt giải Thần đồng Đà Lạt với ca khúc Nắng đẹp miền Nam sáng tác của Lam Phương. Đầu thập niên 1960, Thanh Tuyền vừa đi học vừa đi hát ở đài phát thanh, được người cậu chỉ bảo những nhạc lý cơ bản. Trong một lần thu thanh tại đài phát thanh ca khúc Vọng gác đêm sương của cố Nhạc sĩ Mạnh Phát, thì chính người tác giả ấy cảm nhận được độ trong trẻo, cao vút của tiếng hát này, và nhờ Nguyễn Văn Đông mang tiếng hát chim sơn ca miền đất lạnh về nơi phồn hoa đô hội nuôi dưỡng ước mơ làm ca sĩ.

Từ mùa hè năm 1964 cho đến đầu năm 1965, dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, ca nhạc sĩ Mạnh Phát, ca sĩ Minh Diệu, tên tuổi Thanh Tuyền nổi lên trên các đài phát thanh của Việt Nam Cộng hòa, một phần do giọng hát thiên phú, một phần do giám đốc hãng dĩa Continental là nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã dồn mọi nỗ lực trong việc lăng xê dòng suối trong của Đà Lạt này trên báo chí cũng như trên đài phát thanh, nên từ thành thị đến thôn quê, đâu đâu người ta cũng nhắc nhở tới tên Thanh Tuyền nhưng rất ít được nhìn thấy tận mắt.[1] Ca khúc đầu tiên được cô trình bày và bán dĩa là Dấu chân kỷ niệm (Mạnh Phát) đã để lại dấu ấn trong lòng khán giả mộ điệu tiếng hát Thanh Tuyền. Cô góp mặt lần đầu tiên trong một chương trình nhạc của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương trên đài truyền hình và liên tục trong nhiều chương trình khác. Lúc đó khán thính giả mới biết đến hình ảnh của Thanh Tuyền.

Vào năm 1966, khi Thanh Tuyền về cộng tác với hãng đĩa Asia (tức Sóng Nhạc) qua sự giới thiệu của cha nuôi là nhạc sĩ Mạnh Phát thì cô mới thật sự vút cao với Đà Lạt hoàng hôn và nhất là Nỗi buồn hoa phượng, đã khẳng định tên tuổi, vị trí Thanh Tuyền trong nền Tân nhạc Việt Nam, và dù đi trình diễn bất cứ nơi nào, cô cũng đều được khán giả yêu cầu và nhắc đến hai ca khúc này. Dù cộng tác với nhiều hãng đĩa khác nhau, nhưng Thanh Tuyền vẫn có sự thỏa thuận với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là vẫn tiếp tục thu thanh một số nhạc phẩm cho hãng đĩa của ông. Lúc đó cô chỉ thu đĩa và hát cho đài phát thanh vì chưa đủ 18 tuổi để hát ở vũ trường. Năm 19 tuổi, Thanh Tuyền mới bắt đầu đặt chân vào hát tại các vũ trường. Đầu tiên là vũ trường Tự Do của ông Ngô Văn Cường. Sau đó một thời gian, cô sang cộng tác với chương trình Hoàng Thi Thơ tại vũ trường Maxim's. Thanh Tuyền đã có một sắc vóc có nét khả ái, một giọng ca trữ tình truyền cảm đậm đà, nên vừa gia nhập làng tân nhạc thủ đô hoa lệ, Thanh Tuyền đã gây kinh ngạc thích thú không ít cho giới mộ điệu. Rồi Thanh Tuyền lại được nhạc sĩ, kiêm soạn giả Viễn Châu dìu dắt tập ca vọng cổ, và Thanh Tuyền đã thành công ngay từ bước đầu, với giọng ca vọng cổ uyển chuyển, truyền cảm ngọt ngào. Do đó, hãng dĩa Hồng Hoa đã hân hoan mời cô thu liên tiếp nhiều dĩa hát và được giới tiêu thụ hoan nghênh nhiệt liệt như Phố vắng em rồi, Phận tơ tầm, Xin trả tôi về, Chiếc áo biên cương, Nỗi buồn gác trọ, Người em xứ thượng, Đà Lạt trăng mờ, Sao anh lỗi hẹn, Thuyền trăng, Lan và Điệp, Người ở lại Charlie, Dòng suối tương tư, Duyên quê, Gió chuyển mùa thương, Áo người trinh nữ, Tình yêu trả lại trăng sao, Gửi người tôi yêu, Dấu chân kỉ niệm...

Cô được khán thính giả khắp nơi mến mộ dành tặng cho danh xưng Tiếng hát chuông vàng khánh ngọc, Bà hoàng Nhạc Vàng, Nữ hoàng Bolero, Tiếng hát chim sơn ca miền đất lạnh, Tiếng hát vượt thời gian và đặc biệt được sự ái mộ của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu.

Từ năm 1967 - 1968 Thanh Tuyền hát song ca cùng ca sĩ Chế Linh rất thành công đã trở thành một hiện tượng được nhắc đến nhiều nhất vào thời gian đó và cho đến ngày nay vẫn được mọi người ngưỡng mộ.[1] Hiện tượng này cũng được tạo dựng nên bởi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vào thời kỳ Chế Linh đang cộng tác với hãng đĩa Continemtal của ông. Vì muốn có sự thay đổi và nhất là tránh cho thính giả nhàm chán với những nhạc phẩm đơn ca nên ông đã đưa ra sáng kiến là để Thanh Tuyền song ca với Chế Linh. Đĩa hát đầu tiên trong đó có nhạc phẩm "Hái Hoa Rừng Cho Em" của Trương Hoàng Xuân được tung ra thị trường và trở thành "ăn khách" một cách không ngờ. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác cặp đôi song ca này.

Năm 1970, Thanh Tuyền đoạt 2 giải Kim Khánh là nữ ca sĩ được yêu thích nhất và album được yêu thích nhất trên tờ báo Trắng Đen do độc giả bình chọn. Từ năm 1972 - 1974, theo cuộc trưng cầu ý kiến độc giả của nhật báo Trắng Đen, Thanh Tuyền được bình chọn là nữ ca sĩ ăn khách nhất.

Khi cất tiếng hát lên là biết ngay đến Thanh Tuyền không lẫn vào đâu được bởi chất giọng đặc biệt, cách luyến láy bolero rất riêng, rất lạ, đẳng cấp. Cô hát theo lối hát bạch thanh, giọng cao vút, ngân nga, trầm bổng.

Sau 1975

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Thanh Tuyền ở lại Việt Nam và tiếp tục sinh hoạt văn nghệ với Đoàn kịch nói Kim Cương. Năm 1978, Thanh Tuyền vượt biên sang đảo Pulau Bidong, Thái Lan. Năm 1979, Thanh Tuyền cùng gia đình di cư đến Hoa Kỳ và định cư ở Washington rồi đến Houston, Texas.

Thanh Tuyền đã tổ chức liveshow biểu diễn đặc biệt kỷ niệm 50 năm ca hát vào ngày 21/12/2012 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Tuy nhiên vì dính dáng đến bộ băng "ASIA 71" bà đã bị tạm cấm biểu diễn ở Việt Nam trong 3 năm từ 2013 đến 2016. Ngày 29/7/2016, Thanh Tuyền được cấp phép biểu diễn trở lại và bà đã tổ chức liveshow đêm nhạc Thanh Tuyền "Tình một ngày cũng trăm năm" tổ chức ngày 15/12/2016 tại thành phố Hồ Chí Minh vì lí do sức khỏe nên đã hủy bỏ. Và đến đầu năm 2017, Thanh Tuyền lần đầu tiên nhận lời mời làm giám khảo một chương trình trong nước với tên gọi Tình Bolero hoan ca (do Đài truyền hình Vĩnh Long tổ chức).[2]

Thanh Tuyền, Chế Linh đã trở lại sau 5 năm không sánh bóng cùng nhau trong Liveshow Con đường xưa em đi ngày 2/11/2017 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội.

Gia đình

Thanh Tuyền có tất cả bốn người con (hai trai hai gái) đều thích âm nhạc, trong số chỉ có Shayla (con thứ ba) theo nghề ca sĩ. Con trai đầu của bà hiện đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ và là chồng của nữ ca sĩ - nghệ sĩ cải lương Ngọc Huyền, con gái đầu thì theo học ngành dược và người con trai út thì làm kĩ sư. Gia đình bà, ngoài bà và cô em Sơn Tuyền - lần đầu tiên được bà đưa vào hát trong băng nhạc "Thanh Tuyền 6" - bà còn có một người em gái khác tên Ngọc Tuyền có một giọng hát hay và đã từng đi hát tại Việt Nam, nhưng chẳng may Ngọc Tuyền bị mất khi mới được 31 tuổi.

Tâm sự của Thanh Tuyền

"Dòng máu này còn chảy trong tim, ân tình này chưa phai theo kỉ niệm, hơi thở này còn thì tiếng hát Thanh Tuyền còn mãi vang xa".

“Đời ca hát cho tôi được dịp đi đó đi đây nhiều, nhưng ở đâu tôi cũng là người Việt Nam và luôn yêu Tổ quốc. Trong 10 bài tôi hát thì tới 9 bài nói về quê hương. Mặc dù sống ở xứ người nhưng trong lòng tôi luôn nhớ về Việt Nam, mơ một lần được về để hát cho khán giả quê nhà nghe, không cần tiền nong gì cả. Nhiều lúc ngồi một mình nhớ dòng sông, bến nước, con đò..., nhớ lại những kỷ niệm xưa mà khóc”.

"Tôi hát như thể ngày mai sẽ không được hát nữa. Tôi muốn hát đến hơi thở cuối cùng và nếu còn được hát nữa thì tôi vẫn cứ hát".

Nhận định

Thanh Tuyền sở hữu chất giọng soprano trữ tình thuần túy (full lirico soprano). Hơn 53 năm đi hát, Thanh Tuyền đã thể hiện trình độ nhạc lí cũng như thanh nhạc qua các thể loại khác nhau: nhạc vàng, trữ tình, bolero, dân ca, nhạc ngoại quốc, để lại một dấu ấn rực rỡ. Nhiều bài hát làm nên tên tuổi bà: Nỗi buồn hoa phượng (Thanh Sơn), Không bao giờ quên anh (Hoàng Trang), Đôi ngã chia ly (Khánh Băng), Chiều mưa biên giới (Nguyễn Văn Đông), Dấu chân kỉ niệm (Thúc Đăng), Chuyện buồn ngày xuân, Biển tình, Gửi người ngàn dặm, Chuyến đò vĩ tuyến (Lam Phương), Giấc ngủ cô đơn (Lê Dinh & Anh Bằng), Mưa chiều kỉ niệm (Duy Yên & Quốc Kỳ), Biển mặn, Đồn vắng chiều xuân, Chuyện tình Mộng Thường, Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh), Chuyến đi về sáng (Trần Thiện Thanh & Thúc Đăng).

Trình diễn trên sân khấu

Thanh Tuyền - người chứng kiến những thăng trầm của Trung tâm Thúy Nga từ những khi còn ở Sài Gòn.

Trung tâm Thúy Nga

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Quê Hương Bỏ Lại (Tô Huyền Vân) solo Giã Biệt Sài Gòn 1986
2 Ngày Đó (Jo Marcel) solo Paris By Night 8 1989
3 Xin Thời Gian Qua Mau (Lam Phương) solo Paris By Night 10 1990
4 Màu Hoa Thiên Lý (Hoàng Thi Thơ) solo Paris By Night 47 1999
5 Phố Vắng Anh Rồi (Mạnh Phát) solo Paris By Night 52 1999
6 Anh Đi Chiến Dịch (Phạm Đình Chương) solo Paris By Night 94 2008
7 Mấy Dặm Sơn Khê (Nguyễn Văn Đông) solo Paris By Night 96 2009
8 Kiếp Nghèo (Lam Phương) solo Paris By Night 97 2009
9 LK Hai lối mộng, Chuyện Chúng mình, Tàu đêm năm cũ (Trúc Phương) Hương Lan Paris By Night 98 2009
10 LK Tiễn đưa (Song Ngọc, Nguyên Sa), Về Mái Nhà Xưa (Nguyễn Văn Đông) Khánh Ly Paris By Night 100 2010
11 Đôi Ngả Chia Ly (Khánh Băng) solo Paris By Night 119 2016
12 Không Bao Giờ Quên Anh (Hoàng Trang) solo Paris By Night 120 2016
13 Gửi Người Ngàn Dặm (Lam Phương) solo Paris By Night 122 2017
14 Gửi Về Anh (Đỗ Thu) Mai Thiên Vân Paris By Night 123 2017
15 Lời Giã Biệt (Nguyễn Văn Đông) solo Paris By Night 125 2018
16 Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp (Nguyễn Văn Đông) Hoàng Oanh, Giao Linh, Vũ Khanh, Anh Khoa, Ý Lan, Anh Dũng, Don Hồ, Ngọc Anh, Minh Tuyết, Nguyễn Hồng Nhung, Thiên Tôn, Đình Bảo, Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Lam Anh, Trần Thái Hòa, Hạ Vy, Khải Đăng, Hà Thanh Xuân, Châu Ngọc Hà Paris By Night 125 2018
17 Hai Vì sao Lạc (Anh Việt Thu) Anh Khoa Paris By Night 126 2018
18 Thương Về Xứ Nghệ (Nguyễn Tất Tùng) solo Paris By Night 127 2018
19 Anh Ơi Nếu Đừng Dang Dở (Hoài Linh) solo Paris By Night 128 VIP Party 2018
20 LK Tình Lỡ (Thanh Bình), Tôi Đưa Em Sang Sông (Nhật Ngân, Y Vũ) Chế Linh Paris By Night 128 2019

Trung tâm Asia

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Chuyện Ba Người (Quốc Dũng) solo ASIA 1 1992
2 Về Dưới Mái Nhà (Xuân Tiên - Y Vân) solo ASIA 10 1995
3 Nỗi Buồn Hoa Phượng (Lê Dinh - Thanh Sơn) solo ASIA 12 1996
4 Hàn Mặc Tử (Trần Thiện Thanh) solo ASIA 11 1996
5 LK Lẻ bóng (Anh Bằng - Lê Dinh), Sầu lẻ bóng (Anh Bằng), Nếu hai đứa mình (Anh Bằng - Lê Dinh), Căn nhà ngoại ô (Anh Bằng - T.H), Hai mùa mưa (Mạc Phong Linh - Mai Thiết Lĩnh) Thanh Thúy ASIA 15 1997
6 Kiếp Nghèo (Lam Phương) solo ASIA 18 1998
7 Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông) solo ASIA 19 1998
8 Chuyến Đi Về Sáng (Mạnh Phát) Chế Linh ASIA 21 1998
9 Con Đường Mang Tên Em (Trúc Phương) Chế Linh ASIA 24 1999
10 Biển Tình (Lam Phương) solo ASIA 25 1999
11 Phút Cuối (Lam Phương) Chế Linh ASIA 26 1999
12 LK Mai Lỡ Mình Xa Nhau (Lưu Trần Lê), Đừng Nói Xa Nhau (Châu Kỳ) Chế Linh ASIA 27 1999
13 Lẻ Bóng (Anh Bằng) solo ASIA 28 2000
14 Bài Hương Ca Vô Tận (Trầm Tử Thiêng) Chế Linh ASIA 29 2000
15 Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) Thanh Lan, Hoàng Oanh ASIA 31 2000
16 Người Ở Lại Đưa Đò (Trầm Tử Thiêng) solo ASIA 32 2001
17 Mấy Nhịp Cầu Tre (Hoàng Thi Thơ) solo ASIA 33 2001
18 Ngày Xưa Anh Nói (Thúc Đăng, Thanh Tuyền) Chế Linh ASIA 34 2001
19 Nắng Đẹp Miền Nam (Lam Phương) solo ASIA 36 2001
20 Phận Tơ Tằm (Anh Bằng) - Tân cổ giao duyên solo ASIA 37 2002
21 Tám Điệp Khúc (Anh Việt Thu) solo ASIA 38 2002
22 Đón xuân này nhớ xuân xưa (Châu Kỳ) solo ASIA 39 2002
23 Hoa Nở Về Đêm (Mạnh Phát) solo ASIA 40 2003
24 Đò Dọc (Trầm Tử Thiêng) Sơn Tuyền ASIA 41 2003
25 Tạ Từ Trong Đêm (Trần Thiện Thanh) solo ASIA 42 2003
26 Mẹ Chồng Của Tôi (Ngọc Huyền) Cải lương Ngọc Huyền ASIA 43 2004
27 LK Dấu Chân Kỷ Niệm (Thúc Đăng), Tình khúc Chiều Mưa (Nguyễn Ánh 9), Nếu Một Ngày Tuấn Vũ, Sơn Tuyền ASIA 44 2004
28 LK Em Là Tất Cả (Lam Phương), Hai Vì sao Lạc (Anh Việt Thu) Tuấn Vũ ASIA 45 2005
29 LK Chuyện Buồn Ngày Xuân (Lam Phương), Chắp Tay Nguyện Cầu Thanh Thúy ASIA 46 2005
30 Hạ Buồn (Thanh Sơn) solo ASIA 47 2005
31 LK Chiều Mưa Biên Giới, Sắc Hoa Màu Nhớ (Nguyễn Văn Đông) Ngọc Huyền ASIA 48 2005
32 Hà Tiên (Lê Dinh) solo ASIA 49 2005
33 Chuyện Tình Mộng Thường (Trần Thiện Thanh) Thanh Toàn ASIA 50 2006
34 Lá Diêu Bông (Trần Tiến) solo ASIA 51 2006
35 LK Đà Lạt Hoàng Hôn (Minh Kỳ, Dạ Cầm), Thương Về Miền Đất Lạnh (Minh Kỳ) Anh Khoa ASIA 52 2006
36 LK Tình Chết Theo Mùa Đông (Lam Phương), Nhớ Một Chiều Xuân (Nguyễn Văn Đông) Chế Linh ASIA 53 2006
37 LK Đưa Em Vào Hạ, Bài Hương Ca Vô Tận (Trầm Tử Thiêng) Bảo Yến ASIA 54 2007
38 LK Quen Nhau Trên Đường Về (Thăng Long), Đường Xưa Lối Cũ (Hoàng Thi Thơ) Minh Hiếu ASIA 55 2007
39 Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp (Nguyễn Văn Đông) Thanh Phong ASIA 56 2007
40 Người Mẹ Bán Nón (Thiên Duy) solo ASIA 71 2013
41 Chiều Cuối Tuần (Trúc Phương) solo ASIA 74 2014
42 Biết Nói Gì Đây (Huỳnh Anh) Tuấn Vũ ASIA 75 2014
43 Hải Ngoại Thương Ca (Nguyễn Văn Đông) solo ASIA 76 2015
44 Chuyến Đò Vĩ Tuyến (Lam Phương) solo ASIA 77 2015
45 Mùa Xuân Không Còn Nữa (Lam Phương) solo ASIA 81 2018

Trung tâm Mây

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 Sương Lạnh Chiều Đông (Mạnh Phát) solo Hollywood Night 4 1993
2 Hận Tình (Anh Bằng) Tuấn Vũ Hollywood Night 10 1994
3 Hương Thầm (Vũ Hoàng) solo Hollywood Night 10 1994
4 Chuyện Hợp Tan (Quốc Dũng) solo Hollywood Night 12 1995
5 Đoạn Cuối Tình Yêu (Tú Nhi) Chế Linh Hollywood Night 12 1995
6 Ru Nửa Vầng Trăng (Huy Phương) solo Hollywood Night 13 1996
7 Chiếc Áo Bà Ba (Trần Thiện Thanh) Tuấn Vũ Hollywood Night 13 1996
8 Trăng Rụng Xuống Cầu (Hoàng Thi Thơ) Hoài Nam Hollywood Night 14 1996
9 Áo Hoa (Trần Quang Lộc) solo Hollywood Night 15 1997
10 Cánh Cò Dòng Sông (Hàn Châu) solo Hollywood Night 16 1997

Trung tâm Vân Sơn

STT Tiết mục Thể hiện với Chương trình Năm
1 LK Trộm Nhìn Nhau Chế Linh Vân Sơn 31 2005
2 LK Thương Hoài Ngàn Năm (Phạm Mạnh Cương), Tình khúc Chiều Mưa (Nguyễn Ánh 9) solo Vân Sơn 32 2005
3 LK Huế solo Vân Sơn 34 2006
4 Trên Bến Sông Buồn (Tiến Luân) Hương Lan Vân Sơn 35 2006
5 Tiễn Biệt (Tô Thanh Tùng) solo Vân Sơn 36 2007
6 Sầu Lẻ Bóng (Anh Bằng) solo Vân Sơn 38 2007
7 Lối Về Đất Mẹ (Duy Khánh) solo Vân Sơn 39 2008
8 Những đồi hoa sim (Dzũng Chinh) solo Vân Sơn 40 2008
9 Muôn Dặm Tìm Anh solo Vân Sơn 42 2009
10 LK Ru Con, Thuyền Mộng solo Vân Sơn 43 2009
11 Gái Huế Chồng Xa solo Vân Sơn 44 2010
12 Ai Xuôi Vạn Lý (Lê Thương) solo Vân Sơn 45 2010
13 Gõ Cửa (Hoài Linh) solo Vân Sơn 46 2011
14 LK Ba Tháng Tạ Từ, Dư Âm Ngày Cũ solo Vân Sơn 47 2011
15 LK Nếu Đời Không Có Anh solo Vân Sơn 48 2012
16 LK Tình Một Ngày, Tình Cũng Trăm Năm (Thanh Tuyền) solo Vân Sơn 49 2013

Chú thích

  1. 1,0 1,1 Sơ lược về ca sĩ Thanh Tuyền Báo điện tử VnExpress. Truy cập 11 tháng 6 năm 2013.
  2. Thái Đăng Bảo. http://thegioivanhoa.com.vn/am-nhac/69054435/thanh-tuyen-lan-dau-lam-giam-khao-chuong-trinh-ca-nhac-o-viet-nam/.  Unknown parameter |ngôn ngữ= ignored (help); Unknown parameter |ngày truy cập= ignored (help); Unknown parameter |ngày= ignored (help); Unknown parameter |nhà xuất bản= ignored (help); Unknown parameter |tiêu đề= ignored (help); Missing or empty |title= (help)

Liên kết ngoài

Template:Thời gian sống

Thể loại:Người Đà Lạt Thể loại:Người Lâm Đồng Thể loại:Người Mỹ gốc Việt Thể loại:Ca sĩ nhạc trữ tình Việt Nam Thể loại:Ca sĩ hải ngoại Thể loại:Ca sĩ nhạc vàng