Tiếng Trung Quốc
Tiếng Trung Quốc Tiếng Hán | |
---|---|
汉语/漢語 Hànyǔ hay 中文 Zhōngwén | |
![]() Hànyǔ (Hán ngữ) viết rằng chữ Hán phồn thể (trên) và giản thể (giữa) và Zhōngwén (Trung văn) (dưới) | |
Native to | Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Singapore |
Ethnicity | Người Hán |
Native speakers | 1,2 tỉ (2004)[1] |
Sino-Tibetan
| |
Early forms | |
Standard forms | |
Dialects | |
Chữ Hán (giản thể và phồn thể) Chuyển tự: Chú âm phù hiệu Bính âm (chữ Latinh) Tiểu Nhi Kinh (chữ Ả Rập) Dungan (chữ Kirin) Chữ nổi tiếng Trung Quốc Chữ 'Phags-pa | |
Official status | |
Official language in |
Tiếng Quan thoại
Tiếng Quảng Đông:
Tiếng Khách Gia:
|
Regulated by |
Quốc gia Ngữ Ngôn Văn Tự Công Tác Ủy viên Hội (Trung Quốc)[2] Quốc Ngữ Suy Hành Ủy viên Hội (Đài Loan) Công Vụ Viên Sự Vụ Cục (Hồng Kông) Tân Gia Ba Suy Quảng Hóa Ngữ Lý Sự Hội (Singapore) Mã Lai Tây Á Hoa Ngữ Quy Phạm Lý Sự Hội (Malaysia) |
Language codes | |
ISO 639-1 |
zh |
ISO 639-2 |
chi (B) zho (T) |
ISO 639-3 |
zho – inclusive codeIndividual codes: cdo – Mân Đôngcjy – Tấncmn – Quan thoạicpx – Phủ Tiênczh – Huy Châuczo – Mân Trunggan – Cámhak – Khách Giahsn – Tươngmnp – Mân Bắcnan – Mân Namwuu – Ngôyue – Quảng Đôngoch – Trung Quốc cổltc – Trung Quốc trung đạilzh – Văn ngôn |
Glottolog |
sini1245 |
Linguasphere |
79-AAA |
Bản đồ phân bố tiếng Trung Quốc Bản màu: Những nước nơi tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ chính thức, ngôn ngữ hành chính hay bản ngữ số đông
Những nước nơi tiếng Trung Quốc có hơn 5 triệu người nói tiếng Trung Quốc
Những nước nơi tiếng Trung Quốc có hơn 1 triệu người nói tiếng Trung Quốc
Những nước nơi tiếng Trung Quốc có hơn 500.000 người nói tiếng Trung Quốc
Những nước nơi tiếng Trung Quốc có hơn 100.000 người nói tiếng Trung Quốc
Những tụ điểm người nói tiếng Trung | |
Hán ngữ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Traditional Chinese | 漢語 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Simplified Chinese | 汉语 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Literal meaning | Tiếng Hán | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trung văn | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chinese | 中文 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa (simplified Chinese: 汉语; traditional Chinese: 漢語; pinyin: Hànyǔ; hay Chinese: 中文; pinyin: Zhōngwén) là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng. Tiếng Trung là bản ngữ của người Hán chiếm đa số tại Trung Quốc và là ngôn ngữ chính hoặc phụ các dân tộc thiểu số tại đây. Gần 1,2 tỉ người (chừng 16% dân số thể giới) nói một dạng tiếng Trung nào đó như bản ngữ.
Các dạng tiếng Trung thường được người bản ngữ coi như những "phương ngôn" của một ngôn ngữ duy nhất, song các nhà ngôn ngữ học đều cho rằng tiếng Trung đa dạng ngang một nhóm ngôn ngữ lớn.[lower-alpha 1] Sự đa dạng của tiếng Trung có thể được so sánh với nhóm ngôn ngữ Rôman, thậm chí còn đa dạng hơn. Có từ 7 đến 13 phân nhánh tiếng Trung chính (tùy theo phân loại), trong đó Quan thoại có số lượng người nói đông nhât (nghĩa rộng, khoảng 960 triệu, ví dụ tiếng Quan thoại Tây Nam), theo sau là Ngô (xấp xỉ 80 triệu, ví dụ tiếng Thượng Hải), rồi Mân (trên 70 triệu, ví dụ tiếng Mân Nam) và Quảng Đông (còn gọi là Việt) (trên 60 triệu, ví dụ tiếng Quảng Châu), v.v... Các phân nhánh trên đều không thông hiểu lẫn nhau, và thậm chí những nhóm phương ngữ trong nhánh Mân cũng không thông hiểu lẫn nhau. Tuy vậy, có trường hợp như tiếng Tương và một số phương ngữ Quan thoại Tây Nam có thể hiểu nhau ở mức nào đó. Mọi dạng tiếng Trung đều có thanh điệu và là ngôn ngữ phân tích.
Tiếng Trung Quốc chuẩn (Pǔtōnghuà/Guóyǔ/Huáyǔ) là dạng chuẩn hóa tiếng Trung Quốc nói dựa trên cách phát âm của phương ngữ Bắc Kinh, nhánh Quan thoại. Nó là ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), và là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Singapore. Tiếng Trung Quốc tiêu chuẩn cũng là một trong sáu ngôn ngữ của Liên Hợp Quốc. Hình thức tiêu chuẩn của ngôn ngữ (中文; Zhōngwén, Trung văn), dựa trên một dạng chữ tượng hình gọi là chữ Hán (汉字/漢字; Hànzì, Hán tự) và là cầu nối giữa các dạng nói không thể hiểu lẫn nhau.
Những di tích chữ Hán cổ nhất có niên đại từ thời nhà Thương (khoảng 1250 TCN). Những đặc điểm ngữ âm của tiếng Trung Quốc cổ có thể được tái dựng dựa trên cách gieo vần trong những bài thơ cổ. Thiết Vận, một từ điển vần, cho ta biết những nét khác biệt giữa tiếng Trung miền bắc và nam đương thời. Trong thời kỳ Nam-Bắc triều, tiếng Trung Quốc trung đại trải qua nhiều sự biến đổi âm vị và chia tách thành nhiều phân nhánh. Triều đình nhà Minh và thời đầu nhà Thanh sau đó đã sử dụng một dạng ngôn ngữ chung (cũng gọi là "Quan thoại"). Tiếng Trung tiêu chuẩn được tiếp nhận vào những năm thập niên 1930, và ngày nay được coi là ngôn ngữ chính ở cả Trung Quốc và Đài Loan.
Contents
Quan hệ
Tiếng Trung Quốc là một phần của ngữ hệ Hán-Tạng, cùng với tiếng Miến, tiếng Tạng và nhiều ngôn ngữ khác phân bố khắp Himalaya và các vùng lân cận.[4] Dù mối quan hệ giữa các ngôn ngữ trong hệ này đã được đề xuất từ thế kỷ XIX và nay được chấp nhận rộng rãi, việc phục dựng ngôn ngữ Hán-Tạng nguyên thủy, khi so với của ngữ hệ Ấn-Âu, thì kém hoàn chỉnh hơn nhiều. Những khó khăn trong phục dựng bao gồm sự đa dạng nội tại của hệ, sự thiếu vắng biến tố ở nhiều ngôn ngữ, và ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ. Hơn nữa, nhiều ngôn ngữ nhỏ có mặt ở vùng núi khó tiếp cận, và thường cũng ở khu vực biên giới nhạy cảm.[5] Thiếu sự phục dựng chắc chắn của ngôn ngữ Hán-Tạng nguyên thủy, cấu trúc cao tầng của hệ hiện nay vẫn bỏ ngỏ.[6] Ngữ hệ Hán-Tạng thường được tạm chia làm hai nhánh lớn: gốc Hán và Tạng-Miến.[7]
Các nhánh con
Jerry Norman ước tính rằng có hàng trăm "dạng"/"biến thể"/"phương ngữ" tiếng Trung không thông hiểu lẫn nhau.[8] Một số nhanh con có thể được xem như những dãy phương ngữ, tức những nơi gần nhau thì có thể hiểu tiếng nói của nhau, nhưng càng xa nhau thì khác biệt càng lớn.[9] Nói chung, miền nam Trung Quốc lắm đồi núi đa dạng về "phương ngôn" hơn vùng bình nguyên Hoa Bắc. Có những khu vực ở Nam Trung Quốc mà người nói phương ngữ của một thành phố lớn cũng chỉ hiểu "sơ sơ" tiếng nói của vùng lân cận. Ví dụ, Quảng Châu cách Ngô Châu 120 miles (190 km) đường sông, nhưng dạng tiếng Quảng Đông ở Quảng Châu lại giống với của Ngô Châu hơn giống của Đài Sơn, dù Đài Sơn chỉ cách Quảng Châu 60 miles (95 km).[10] Có những nơi ở Phúc Kiến mà tiếng nói của một huyện (hay thậm chí một làng) không thể thông hiểu với của huyện (hay làng) kế bên.[11]
Cho đến tận nửa cuối thế kỷ XX, người nhập cư gốc Hoa ở Đông Nam Á và Bắc Mỹ chủ yếu đến từ vùng duyên hải đông nam, nơi các phương ngôn Mân, Khách Gia và Quảng Châu hiện diện.[12] Đa số người Bắc Mỹ gốc Hoa có gốc tích ở Đài Sơn và có tổ tiên nói phương ngữ này.[13]
Phân loại
Các phương ngôn thường được xếp vào bảy nhóm phương ngữ:[14][15]
- Quan thoại, có tiếng Trung Quốc chuẩn, tiếng Bắc Kinh, tiếng Tứ Xuyên, và tiếng Dungan (ở Trung Á)
- Ngô, có tiếng Thượng Hải, tiếng Tô Châu, và tiếng Ôn Châu
- Cám
- Tương
- Mân, có tiếng Phúc Châu, tiếng Hải Nam, tiếng Mân Tuyền Chương, tiếng Đài Loan và tiếng Triều Châu
- Khách Gia
- Quảng Đông (Việt), có tiếng Quảng Châu và tiếng Đài Sơn
Phân loại của Lý Vinh, dùng trong Trung Quốc Ngữ Ngôn Địa Đồ Tập (1987), có thêm ba nhánh nữa:[16][17]
- Tấn, từng được gộp vào Quan thoại.
- Huy Châu, từng được gộp vào Ngô.
- Bình, từng được gộp vào Quảng Đông.
Số người bản ngữ của từng nhánh (chỉ tính tại CHND Trung Hoa và Đài Loan) năm 2004:[1]
- Quan thoại: 798,6 triệu (66.2%)
- Tấn: 63 triệu (5.2%)
- Ngô: 73,8 triệu (6.1%)
- Huy Châu: 3,3 triệu (0.3%)
- Cám: 48 triệu (4.0%)
- Tương: 36,4 triệu (3.0%)
- Mân: 75 triệu (6.2%)
- Khách Gia: 42,2 triệu (3.5%)
- Quảng Đông: 58,8 triệu (4.9%)
- Bình: 7,8 triệu (0.6%)
Một số dạng tiếng Trung chưa được phân loại, ví dụ phương ngữ Đam Châu (ở Đam Châu, Hải Nam), tiếng Ngõa Hương (tây Hồ Nam) và tiếng Thiều Châu (bắc Quảng Đông).[18]
Chữ viết
Hệ chữ chính dùng để viết tiếng Trung là chữ Hán, theo truyền thống được viết theo hàng dọc, đọc từ trên xuống dưới theo cột, từ cột phải sang cột trái. Mỗi kí tự chữ Hán đại diện cho một hình vị và thường có cách phát âm biến đổi theo phương ngôn. Ví dụ, kí tự 一 ("một") được đọc là yī trong tiếng Trung chuẩn, yat1 trong tiếng Quảng Châu và it trong tiếng Mân Tuyên Chương. Từ vựng của những nhánh chính thường khá khác nhau, và dạng viết phi chuẩn của ngôn ngữ thông tục thường có những "kí tự phương ngôn" riêng, ví dụ 冇 và 係 (trong tiếng Quảng Châu và Khách Gia), mà có thể bị xem là lỗi thời hay khác lạ trong dạng viết chuẩn.
Dạng viết tiếng Quảng Châu thông tục khá phổ biến trong các trang chat room và nhắn tin tức thời trực tuyến đối với người Hồng Kông và người nói tiếng Quảng Châu nói chung.
Ở Hồ Nam, phụ nữ ở những vùng nhất định viết bằng Nữ thư, một bộ âm tự bắt nguồn từ chữ Hán. Tiếng Dungan, một phương ngữ Quan thoại, ngày nay được viết bằng chữ Kirin, và trước đây được vỉết bằng chữ Ả Rập. Người Dungan chủ yếu theo Hồi giáo và sống tại Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Nga.
Học tập
Với tầm quan trọng ngày càng tăng và ảnh hưởng của nền kinh tế Trung Quốc trên toàn cầu, việc dạy tiếng Quan Thoại ngày càng phổ biến ở các trường học ở Hoa Kỳ và trở thành một chủ đề được nhiều người biết đến trong giới trẻ thế giới phương Tây, như ở Anh.[19]
Năm 1991, có 2.000 sinh viên nước ngoài tham dự Kỳ thi năng lực Hán ngữ của Trung Quốc (còn gọi là HSK, tương đương với Chứng chỉ Cambridge tiếng Anh), trong khi năm 2005 số ứng cử viên đã tăng mạnh lên 117.660[20]. Đến năm 2010, 750.000 người đã tham gia cuộc thi này.
Theo Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại, có 550 trường tiểu học, trung học cơ sở và cao cấp cung cấp các chương trình tiếng Trung ở Hoa Kỳ vào năm 2015, tăng thêm 100% trong hai năm. Đồng thời, tỷ lệ nhập học các lớp tiếng Trung ở cấp đại học đã tăng 51% từ năm 2002 đến năm 2015. Mặt khác, Hội đồng Giáo dục Ngoại ngữ Hoa Kỳ cũng có con số cho thấy rằng 30.000-50.000 sinh viên đang học tiếng Trung vào năm 2015.[21]
Năm 2016, hơn một nửa triệu học sinh Trung Quốc theo đuổi chương trình giáo dục sau trung học ở nước ngoài, trong khi 400.000 sinh viên quốc tế đến Trung Quốc để học cao hơn. Đại học Thanh Hoa đã đón 35.000 sinh viên từ 116 quốc gia đến học trong cùng năm[22].
Theo sự gia tăng nhu cầu về tiếng Trung như ngôn ngữ thứ hai, theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, có 330 tổ chức dạy tiếng Trung trên toàn cầu. Việc thành lập các Học viện Khổng Tử, là các tổ chức công cộng trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, nhằm mục đích quảng bá văn hoá và ngôn ngữ Trung Quốc cũng như hỗ trợ dạy tiếng Trung Quốc ở nước ngoài. Có hơn 480 Viện Khổng Tử trên toàn thế giới vào năm 2014.[21]
Tham khảo
Chú thích
- ↑ 1,0 1,1 Chinese Academy of Social Sciences (2012), p. 3.
- ↑ china-language.gov.cn Template:Zh icon
- ↑ Mair (1991), pp. 10, 21.
- ↑ Norman (1988), pp. 12–13.
- ↑ Handel (2008), pp. 422, 434–436.
- ↑ Handel (2008), p. 426.
- ↑ Handel (2008), p. 431.
- ↑ Norman (2003), p. 72.
- ↑ Norman (1988), pp. 189–190.
- ↑ Ramsey (1987), p. 23.
- ↑ Norman (1988), p. 188.
- ↑ Norman (1988), p. 191.
- ↑ Ramsey (1987), p. 98.
- ↑ Norman (1988), p. 181.
- ↑ Kurpaska (2010), pp. 53–55.
- ↑ 16,0 16,1 Wurm et al. (1987).
- ↑ Kurpaska (2010), pp. 55–56.
- ↑ Kurpaska (2010), pp. 72–73.
- ↑ "How hard is it to learn Chinese?". BBC News. January 17, 2006. Retrieved April 28, 2010.
- ↑ Template:Zh icon "汉语水平考试中心:2005年外国考生总人数近12万",Gov.cn Xinhua News Agency, January 16, 2006.
- ↑ 21,0 21,1 CGTN America https://america.cgtn.com/2015/03/03/chinese-as-a-second-language-growing-in-popularity. Retrieved 2017-07-29. Unknown parameter
|ngày tháng=
ignored (help); Unknown parameter|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help) - ↑ CGTN America https://america.cgtn.com/2017/03/17/china-is-third-most-popular-destination-for-international-students. Retrieved 2017-07-29. Unknown parameter
|ngày tháng=
ignored (help); Unknown parameter|tiêu đề=
ignored (help); Missing or empty|title=
(help)
- ↑ Ví dụ như:
- David Crystal, The Cambridge Encyclopedia of Language (Cambridge: Cambridge University Press, 1987), trang 312. "Sự bất thông hiểu lẫn nhau giữa các dạng [tiếng Trung] là nền tảng chính để xem chúng như những ngôn ngữ riêng biệt."
- Charles N. Li, Sandra A. Thompson. Mandarin Chinese: A Functional Reference Grammar (1989), trang 2. "Nhóm ngôn ngữ Trung Quốc về mặt phát sinh là một nhánh của ngữ hệ Hán-Tạng."
- Norman (1988), trang 1. "[...] các phương ngữ tiếng Trung hiện đại thực ra giống như một nhóm ngôn ngữ [...]"
- DeFrancis (1984), trang 56. "Khi gọi tiếng Trung là một ngôn ngữ duy nhất tạo nên từ nhiều phương ngữ với nhiều mức khác biệt là [ta đã] bị lạc lối bởi những khác biệt "tối thiểu" mà theo Chao thì phải ngang với giữa tiếng Anh và tiếng Hà Lan. Khi gọi tiếng Trung là một nhóm ngôn ngữ là gợi đến những sự khác biệt ngoại ngôn ngữ học mà thực ra không tồn tại và bỏ qua tình thế ngôn ngữ độc đáo đang tồn tại ở Trung Quốc."
Tài liệu
- Bailey, Charles-James N. (1973), Variation and Linguistic Theory, Arlington, VA: Center for Applied Linguistics.
- Baxter, William H. (1992), A Handbook of Old Chinese Phonology, Berlin: Mouton de Gruyter, ISBN 978-3-11-012324-1.
- Campbell, Lyle (2008), "[Untitled review of Ethnologue, 15th edition]", Language, 84 (3): 636–641, doi:10.1353/lan.0.0054.
- Chappell, Hilary, "Variation in the grammaticalization of complementizers from verba dicendi in Sinitic languages", Linguistic Typology, 12 (1): 45–98, doi:10.1515/lity.2008.032.
- Chinese Academy of Social Sciences (2012), Zhōngguó yǔyán dìtú jí (dì 2 bǎn): Hànyǔ fāngyán juǎn 中国语言地图集(第2版):汉语方言卷 [Language Atlas of China (2nd edition): Chinese dialect volume], Beijing: The Commercial Press, ISBN 978-7-100-07054-6.
- Coblin, W. South (2000), "A brief history of Mandarin", Journal of the American Oriental Society, 120 (4): 537–552, doi:10.2307/606615, JSTOR 606615.
- DeFrancis, John (1984), The Chinese Language: Fact and Fantasy, University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-1068-9.
- Handel, Zev (2008), "What is Sino-Tibetan? Snapshot of a Field and a Language Family in Flux", Language and Linguistics Compass, 2 (3): 422–441, doi:10.1111/j.1749-818X.2008.00061.x.
- Haugen, Einar (1966), "Dialect, Language, Nation", American Anthropologist, 68 (4): 922–935, doi:10.1525/aa.1966.68.4.02a00040, JSTOR 670407.
- Hudson, R. A. (1996), Sociolinguistics (2nd ed.), Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 0521565146.
- Hymes, Dell (1971), "Sociolinguistics and the ethnography of speaking", in Ardener, Edwin, Social Anthropology and Language, Routledge, pp. 47–92, ISBN 1136539417.
- Groves, Julie (2008), "Language or Dialect—or Topolect? A Comparison of the Attitudes of Hong Kongers and Mainland Chinese towards the Status of Cantonese" (PDF), Sino-Platonic Papers (179)
- Kane, Daniel (2006), The Chinese Language: Its History and Current Usage, Tuttle Publishing, ISBN 978-0-8048-3853-5.
- Kornicki, P.F. (2011), "A transnational approach to East Asian book history", in Chakravorty, Swapan; Gupta, Abhijit, New Word Order: Transnational Themes in Book History, Worldview Publications, pp. 65–79, ISBN 978-81-920651-1-3.
- Kurpaska, Maria (2010), Chinese Language(s): A Look Through the Prism of "The Great Dictionary of Modern Chinese Dialects", Walter de Gruyter, ISBN 978-3-11-021914-2.
- Lewis, M. Paul; Simons, Gary F.; Fennig, Charles D., eds. (2015), Ethnologue: Languages of the World (Eighteenth ed.), Dallas, Texas: SIL International.
- Liang, Sihua (2014), Language Attitudes and Identities in Multilingual China: A Linguistic Ethnography, Springer International Publishing, ISBN 978-3-319-12619-7.
- Mair, Victor H. (1991), "What Is a Chinese "Dialect/Topolect"? Reflections on Some Key Sino-English Linguistic terms" (PDF), Sino-Platonic Papers, 29: 1–31.
- Matthews, Stephen; Yip, Virginia (1994), Cantonese: A Comprehensive Grammar, Routledge, ISBN 978-0-415-08945-6.
- Miller, Roy Andrew (1967), The Japanese Language, University of Chicago Press, ISBN 978-0-226-52717-8.
- Miyake, Marc Hideo (2004), Old Japanese: A Phonetic Reconstruction, RoutledgeCurzon, ISBN 978-0-415-30575-4.
- Norman, Jerry (1988), Chinese, Cambridge: Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-29653-3.
- Norman, Jerry (2003), "The Chinese dialects: phonology", in Thurgood, Graham; LaPolla, Randy J., The Sino-Tibetan languages, Routledge, pp. 72–83, ISBN 978-0-7007-1129-1.
- Ramsey, S. Robert (1987), The Languages of China, Princeton University Press, ISBN 978-0-691-01468-5.
- Romaine, Suzanne (2000), Language in Society: An Introduction to Sociolinguistics, Oxford: Oxford University Press, ISBN 0198751338.
- Schuessler, Axel (2007), ABC Etymological Dictionary of Old Chinese, Honolulu: University of Hawaii Press, ISBN 978-0-8248-2975-9.
- Shibatani, Masayoshi (1990), The Languages of Japan, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-36918-3.
- Sohn, Ho-Min (2001), The Korean Language, Cambridge University Press, ISBN 978-0-521-36943-5.
- Sohn, Ho-Min; Lee, Peter H. (2003), "Language, forms, prosody, and themes", in Lee, Peter H., A History of Korean Literature, Cambridge University Press, pp. 15–51, ISBN 978-0-521-82858-1.
- Thomason, Sarah Grey (1988), "Languages of the World", in Paulston, Christina Bratt, International Handbook of Bilingualism and Bilingual Education, Westport, CT: Greenwood, pp. 17–45, ISBN 978-0-3132-4484-1.
- Van Herk, Gerard (2012), What is Sociolinguistics?, John Wiley & Sons, ISBN 978-1-4051-9319-1.
- Wardaugh, Ronald; Fuller, Janet (2014), An Introduction to Sociolinguistics, John Wiley & Sons, ISBN 978-1-11873229-8.
- Wilkinson, Endymion (2000), Chinese History: A Manual (2nd ed.), Harvard Univ Asia Center, ISBN 978-0-674-00249-4.
- Wurm, Stephen Adolphe; Li, Rong; Baumann, Theo; Lee, Mei W. (1987), Language Atlas of China, Longman, ISBN 978-962-359-085-3.
- Zhang, Bennan; Yang, Robin R. (2004), "Putonghua education and language policy in postcolonial Hong Kong", in Zhou, Minglang, Language policy in the People's Republic of China: Theory and practice since 1949, Kluwer Academic Publishers, pp. 143–161, ISBN 978-1-4020-8038-8.
Thể loại:Hán học
Thể loại:Ngôn ngữ phân tích
Thể loại:Ngôn ngữ đơn lập
Thể loại:Bài cơ bản dài trung bình
Thể loại:Ngôn ngữ tại Trung Quốc
Thể loại:Ngôn ngữ tại Đài Loan
Thể loại:Ngôn ngữ tại Singapore