Triều đại Trung Quốc
Trước khi thành lập Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1912, quyền lực thống trị tối cao tại Trung Quốc do thành viên các gia tộc thế tập nhau nắm giữ, hình thành nên các triều đại Trung Quốc. Các triều đại có người thống trị tối cao là "vương" hoặc "hoàng đế". Các dân tộc khác nhau lập nên triều đại hoặc chính quyền định đô tại Trung Nguyên, thông thường xưng là vương triều Trung Nguyên; các chính quyền do ngoại tộc thành lập ở ngoài Trung Nguyên, về sau tiến vào thống trị Trung Nguyên được gọi là vương triều chinh phục hoặc vương triều xâm nhập.
Căn cứ lịch sử địa lý học Trung Quốc, các chính quyền hoặc thế lực cát cứ địa phương trong lịch sử Trung Quốc cũng là một bộ phận của các triều đại Trung Quốc[1]
Danh sách triều đại Trung Quốc
nhỏ|300px|Biến đổi cương vực của các triều đại Trung Quốc [[Tập tin:NH temperature 2ka correspond to Chinese dynasty.png|nhỏ|300px|Quan hệ giữa các Triều đại Trung Quốc và nhiệt độ không khí tại Bắc Bán Cầu]] Template:Lịch sử Trung Quốc
Thời kỳ
Trong số các triều đại tại Trung Quốc, có một số triều đại có những đặc điểm tương tự nhau hoặc kế thừa nhau về mặt lịch sử, tạo thành một thời kỳ lịch sử.
- Hạ Thương Chu (còn được gọi là Tam Đại)
- Nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu: các triều đại phong kiến thế tập cổ xưa nhất được ghi chép trong lịch sử Trung Quốc.
- Xuân Thu Chiến Quốc
- Xuân Thu, Chiến Quốc: thời kỳ các nước chư hầu nhà Chu hỗn chiến.
- Tiên Tần
- Thời kỳ lịch sử trước thời nhà Tần.
- Tần Hán
- Nhà Tần, nhà Hán: thời kỳ đế quốc thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, giữa hai triều đại có bốn năm bị gián đoạn do Chiến tranh Hán-Sở.
- Ngụy-Tấn-Nam-Bắc triều (cũng gọi là Tam Quốc Lưỡng Tấn Nam-Bắc triều)
- Thời kỳ Tam Quốc, Tây Tấn, Đông Tấn, Ngũ Hồ thập lục quốc, Nam-Bắc triều: chiến loạn trong 369 năm, các sắc dân du mục tiến vào Trung Nguyên, người Hán di cư về phía nam, thời kỳ dung hợp các dân tộc.
- Ngụy Tấn
- Thập lục quốc hoặc Đông Tấn thập lục quốc
- Lục triều
- Đông Ngô, Đông Tấn có kinh đô đặt tại Kiến Khang (Đông Ngô gọi là Kiến Nghiệp, do nhà Tấn kiêng húy Tấn Hoài Đế Tư Mã Nghiệp đổi ra Kiến Khang) và Nam triều Tống, Tề, Lương, Trần hoặc Tào Ngụy và nhà Tấn cùng các Nam triều Tống, Tề, Lương, Trần.
- Tùy Đường
- Nhà Tùy, nhà Đường: thời kỳ đế quốc thống nhất sau một thời gian dài chiến loạn, tiếp theo là thời kỳ chiến loạn Ngũ Đại Thập Quốc. Vào thời cuối thời Tùy đầu thời Đường là 14 năm chiến loạn do nông dân khởi nghĩa cuối thời Tùy.
- Đường Tống
- Nhà Đường, nhà Tống: Đường Tống Bát đại gia, thời kỳ hai đế quốc phát triển cực đại về kinh tế, văn hóa trong lịch sử Trung Quốc. Giữa hai triều đại là 53 năm gián đoạn của giai đoạn Ngũ Đại Thập Quốc.
- Hán Đường
- Ngũ Đại Thập Quốc
- Tống Liêu Hạ Kim
- Tống Liêu Kim Nguyên
- Nhà Tống đến nhà Nguyên: thời kỳ nhiều dân tộc cạnh tranh, nhà Tống của người Hán, nhà Liêu của người Khiết Đan, nhà Kim của người Nữ Chân và nhà Nguyên của người Mông Cổ tranh đoạt Trung Quốc. Bên cạnh đó còn có Tây Hạ và Đại Lý.
- Nguyên Minh Thanh
- Nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh: các đế quốc phần lớn thời gian đặt kinh đô tại Bắc Kinh.
- Minh Thanh
Xem thêm
- Lịch sử Trung Quốc
- Danh sách sự kiện lịch sử Trung Quốc
- Danh sách vua và hoàng đế Trung Hoa
- Niên biểu lịch sử Trung Quốc
- Tên gọi Trung Quốc
- Niên hiệu Trung Quốc
- Hạ Thương Chu đoạn đại công trình
Tham khảo
Liên kết ngoài
- 中国历史 (link hỏng)