Tuân Du
Tuân Du (chữ Hán: 荀攸, bính âm: Xún Yōu; 157 - 214), tự là Công Đạt, người làng Dĩnh Âm, đất Dĩnh Xuyên. Ông là một là một mưu sĩ giỏi của Tào Tháo thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Gia thế
Theo Hậu Hán Thư, Tam quốc chí, Tuân Du là hậu duệ của Tuân Toại (荀遂), cũng là ông cụ của Tuân Úc (荀彧). Cha của Du là Tuân Di (荀彝); cha Di, Tuân Đàm (荀昙), cùng một người anh là Tuân Dục (荀昱) vốn là cháu nội của Toại và con một người anh của Tuân Thục (荀淑), ông nội Úc; vì vậy Du gọi Úc là thúc.[1][2]
Cuộc đời và sự nghiệp
Trước khi phục vụ cho Tào Tháo, Ông từng phục vụ nhiều lãnh chúa khác nhau như Viên Thuật, Đổng Trác. Đổng Trác làm loạn, Tuân Du đã bị bắt khi âm mưu ám sát Đổng Trác, một người khác cũng bị bắt như ông đã tự sát vì quá sợ hãi, ngược lại Tuân Du vẫn lặng lẽ ngồi tù và đợi đến khi Đổng Trác chết thì được thả.
Năm 192, ông cùng người chú là Tuân Úc theo giúp Tào Tháo giữ chức vụ Quân sư Tế tửu.
Tuân Du được Tào Tháo đánh giá cao vì nhiều lần hiến kế cho Tào Tháo, chẳng hạn như bắt Lã Bố, trảm Nhan Lương, đánh Lưu Biểu…
Phục vụ Tào Tháo lâu năm, ông cũng đã có một số đóng góp to lớn cho quân Ngụy, lập được khá nhiều chiến công như đề xuất những ý kiến tham mưu, khuyên Tào Tháo trong trận Xích Bích (cùng với Trình Dục), trong trận Đồng Quan ông cũng đã hiến kế xây dựng thành trì phòng thủ bằng vật liệu là đất cát từ sông Vị Hà.
Sau này ông từng phản đối Tào Tháo lấy danh hiệu vua Ngụy. Điều này rất đặc biệt vì Tuân Du cũng giống chú của ông, Tuân Úc, cũng là người được biết đến nổi tiếng khắp đất nước[citation needed], suốt sự nghiệp đều phục vụ cho Tào Tháo nhưng cương quyết phản đối Tào Tháo chiếm ngôi vua nhà Hán (thực ra Tháo rất đau lòng về điều này[citation needed] khi nhiều nhân tài, kẻ sĩ dưới trướng mình bao nhiêu năm tận trung vẫn chỉ coi ông là quan to chứ nhất quyết không ủng hộ Tháo lấn vua)
Năm 213, khi Tuân Úc bị cách chức Thượng thư (vì Tào Tháo ghét ông phản đối Tào Tháo tiếm quyền vua), ông được cử lên thay thế.
Năm 213, Tuân Du bị bệnh chết trên đường chinh phạt Tôn Quyền, mỗi lần nhắc tới Tuân Du, Tào Tháo lại rơi lệ. Tào Tháo từng nhận xét về ông rằng: "Công Đạt luôn ngăn điều xấu không ngăn được thì không dừng".
Nhìn chung, Tào Tháo và các nhân vật xoay quanh ông ta trở nên bất hủ vì lột tả được bản chất rất tự nhiên của con người, khôn ngoan, tính toán tài tình nhưng vẫn cảm tính, sai lầm[citation needed]. Đó là mâu thuẫn lớn,chủ tướng cần thuộc hạ giỏi giang, khôn ngoan, thật thà với mình nhưng cũng ghét bỏ khi thuộc hạ thể hiện những phẩm chất đó trong việc phê bình mình[citation needed].
Trong Tam quốc diễn nghĩa
Trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, Tuân Du xuất hiện tại Hồi thứ 10.[3] Khi đó Tào Tháo đang ở Duyện Châu chiêu mộ thu dùng những người hiền sĩ.
Tuân Du cùng chú mình là Tuân Úc đến đầu quân cho Tào Tháo. Ông vốn có tiếng là một danh sĩ, trước đã làm hoàng môn thi lang, sau bỏ quan về làng, nay theo chú sang với Tào Tháo. Tào Tháo phong cho làm Hành quân Giáo thụ.
Tuân Du lại tiến cử cho Tào Tháo một mưu sĩ khác là Trình Dục và khuyên "Người ấy chúa công nên dùng". Tào Tháo chấp nhận ý kiến của Tuân Du, và chọn dùng Trình Dục.
Chú thích
- ↑ Hậu Hán Thư. Quyển 62, 70, 84.
- ↑ Tam quốc chí. Quyển 10.
- ↑ Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung, dịch giả Phan Kế Bính, Hồi thứ 10
Thể loại:Sinh năm 157 Thể loại:Mất 214 Thể loại:Nhân vật chính trị Tào Ngụy Thể loại:Nhân vật Tam quốc diễn nghĩa