Tuyết
Template:1000 bài cơ bảnTemplate:Cần nguồn tham khảo
Tuyết | |
---|---|
![]() Xe lửa của Na Uy đi qua lớp tuyết | |
Physical properties | |
Density (ρ) | 0.1 – 0.8 g/cm3 |
Mechanical properties | |
Tensile strength (σt) | 1.5 – 3.5 kPa[1] |
Compressive strength (σc) | 3 – 7 MPa[1] |
Thermal properties | |
Melting temperature (Tm) | 0 °C |
Thermal conductivity (k) Đối với mật độ 0.1 đến 0.5 g/cm3 | 0.05 – 0.7 W K−1 m−1 |
Electrical properties | |
Dielectric constant (εr) Đối với mật độ tuyết khô 0.1 đến 0.9 g/cm3 | 1 – 3.2 |
Các đặc tính vật lý của tuyết thay đổi đáng kể theo sự kiện, mẫu vật và theo thời gian. |
260px|thumb|Sự xuất hiện của tuyết rơi trên toàn cầu. Xét theo độ cao so với mực nước biển (mét):
Trên 500: Hàng năm
Contents
Hình thành tinh thể
Trong các đám mây với nhiệt độ dưới -10 °C, các phân tử nước tụ hợp lại và hình thành tinh thể đá nhỏ, kích thước ban đầu khoảng 0,1 mm. Các tinh thể này dần tăng trọng lượng và rơi xuống dưới. Sự lắng đọng của hơi nước cũng góp phần vào quá trình hình thành tinh thể tuyết, với dạng tiêu biểu là kiểu hình lục giác. Sự định dạng tinh thể tuyết phụ thuộc vào cấu trúc phân tử nước (góc 60° hay 120°) và nhiệt độ không khí. Dưới nhiệt độ thấp, tinh thể tuyết hình lăng trụ được hình thành, ở nhiệt độ cao hơn là hình ngôi sao. Đây là 2 dạng cơ bản, ngoài ra, sự va chạm của chúng còn tạo ra các tinh thể mới (có hơn 6 000 kiểu tinh thể). nhỏ|200px|Tinh thể tuyết
Tuyết sau khi rơi tan ở nhiệt độ cao hơn 0 °C, hoặc thấp hơn khi có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, tuyết có thể thăng hoa thành hơi nước không cần chuyển đổi sang nước. Độ ẩm trong khí cũng ảnh hưởng đến quá trình tan của tuyết, không khí càng khô thì tuyết càng ít tan hơn.
Tinh thể tuyết dưới kính hiển vi
Phân loại tuyết
Theo thời gian
- Tuyết mới rơi: (tuyết non) tuyết đã rơi ngắn hơn 3 ngày
- Tuyết cũ: (tuyết già) tuyết rơi hơn 3 ngày
- Băng: tuyết cũ nhưng được tan đi và đông lại thành 1 lớp trên bề mặt, tuyết đóng băng
- Băng hà: tuyết cũ ít nhất là 1 năm
Theo độ ẩm
- Tuyết bột: tuyết khô, không dính nhau dưới tác dụng của áp suất
- Tuyết ẩm: tuyết dính lại với nhau dưới áp suất
- Tuyết ướt: tuyết nặng và ướt, có thể bóp chảy thành nước
- Tuyết hư: hỗn hợp giữa nước và những mãnh tuyết vỡ
- Ngoài ra phụ thuộc vào nhiệt độ còn có sự pha trộn giữa nước mưa và tuyết khi có mưa tuyết
Hình ảnh
Template:Thể loại Commons trái|nhỏ|400px|Mùa tuyết qua vệ tinh
Xe cáp ở vùng trượt tuyết tại Haute-Savoie, Pháp
Tuyết trắng ở khu dân cư tại Thüringen, Đức.
Xe lửa chạy gần đèo Bernina trong Dãy núi Bernina thuộc Thụy Sĩ với một bộ phận cào tuyết ở phía trước.
Một quả cầu tuyết lớn được tạo tại Oxford
Những người leo núi trên ngọn Aiguille du Midi.
Môn thể thao trượt tuyết
Xem thêm
Tham khảo
- ↑ 1,0 1,1 Michael P. Bishop; Helgi Björnsson; Wilfried Haeberli; Johannes Oerlemans; John F. Shroder; Martyn Tranter (2011), Singh, Vijay P.; Singh, Pratap; Haritashya, Umesh K., eds., Encyclopedia of Snow, Ice and Glaciers, Springer Science & Business Media, p. 1253, ISBN 9789048126415, retrieved November 25, 2016
Liên kết ngoài
Thể loại:Thời tiết Thể loại:Giáng thủy Thể loại:Khí tượng học Thể loại:Tuyết Thể loại:Dạng nước Thể loại:Nước đá