Xưởng vệ

Template:Chú thích trong bài Xưởng vệ (廠衛) là danh từ chung dùng để chỉ các cơ quan giám sát được hoàng đế nhà Minh thành lập để giám sát hành vi, cử chỉ của các quan lại thuộc mọi cấp. Là các cơ quan an ninh do hoàng đế nhà Minh trực tiếp quản lý, xưởng vệ được hưởng quyền truy xét, tra khảo phạm nhân không cần thông qua các cấp xét xử thông thường, đây là một đặc điểm tiêu biểu thể hiện bản chất chuyên chế phong kiến của triều đình nhà Minh.

Xưởng vệ bao gồm bốn cơ quan giám sát là Cẩm y vệ được thành lập dưới thời Minh Thái Tổ, Đông xưởng (còn được gọi là Đông hán) được thành lập dưới thời Minh Thành Tổ, Tây xưởng được thành lập dưới thời Minh Hiến TôngNội hành xưởng được thành lập dưới thời Minh Vũ Tông. Ngoại trừ Cẩm y vệ do một vị quan quản lý, ba Xưởng đều do hoàng đế trực tiếp điều hành với sự cố vấn của các hoạn quan.

Cẩm y vệ

150px|nhỏ|phải|Thẻ bài của một Cẩm y vệ. Cẩm y vệ (Template:Zh-tsp; Bảo vệ áo gấm) được Minh Thái Tổ thành lập năm 1382 với cơ cấu ban đầu gồm 500 người. Vốn là vị hoàng đế có tính đa nghi và từng xử nhiều vụ án công thần lớn như Hồ Duy Dung, Lam Ngọc, Minh Thái Tổ thành lập Cẩm y vệ với ý định biến đây thành lực lượng cận vệ thân tín của ông đồng thời giúp Minh Thái Tổ thăm dò, giám sát hoạt động của các quan viên trong triều. Tới năm 1385 lực lượng Cẩm y vệ đã lên tới 14.000, họ được mệnh danh là "Triều đình ưng khuyển" (朝廷鷹犬, chó săn triều đình). Quyền lực của Cẩm y vệ lên tới đỉnh cao vào thời Minh Vũ Tông với lực lượng lên tới khoảng 200.000 người, thành viên của Cẩm y vệ được quyền điều tra, giam giữ, tra tấn không cần thông qua thủ tục xét xử thông thường mà chỉ cần nhận lệnh trực tiếp từ hoàng đế. Cẩm y vệ được giải tán sau khi nhà Minh sụp đổ trong cuộc tấn công của Sấm vương Lý Tự Thànhnhà Thanh.

Đông xưởng

Đông xưởng (東廠; Xưởng phía đông), tên đầy đủ Đông tập sự xưởng (東緝事廠) được thành lập dưới thời Minh Thành Tổ. Vốn lên ngôi bằng cách cướp ngai vàng của người cháu, Minh Thành Tổ cũng đa nghi không kém gì Minh Thái Tổ vì vậy để trấn áp các lực lượng chính trị chống đối, vị hoàng đế này quyết định thành lập Đông xưởng vào năm 1420 để bí mật giám sát các quan lại trong triều đình, các tướng lĩnh trong quân đội, các quan viên bên ngoài, các học giả có tiếng trong xã hội. Đông xưởng do một hoạn quan đứng đầu với chức danh đầy đủ là Khâm sai tổng đốc Đông xưởng quan giáo biện sự thái giám (欽差總督東廠官校辦事太監) gọi tắt là Đề đốc Đông xưởng (提督東廠) hay Xưởng công (廠公), Đốc chủ (督主). Viên hoạn quan đứng đầu nổi tiếng là Ngụy Trung Hiền. Dưới Xưởng công, đặc vụ của Đông xưởng được chia làm 8 cấp khác nhau. Bên trong Đông xưởng người ta cho dựng tượng Nhạc Phi để nhắc nhở các đặc vụ không được gây ra án oan.

Ngụy Trung Hiền còn có năm người con nuôi là: Thôi Trình Tú (Thượng thư bộ binh); Hứa Hiển Đồn (Chấn phủ tư Đông xưởng); Khách Quang Tiên (客光先) (Thiên hộ cẩm y vệ); và còn 2 người con nuôi nữa một là Điền Nhị Canh còn một người không rõ tên. Tất cả đều được Ngụy Trung Hiền sử dụng làm tay sai để tiêu diệt phái Đông Lâm và những người chống đối.

Kết quả điều tra của Cẩm y vệ được báo cáo trực tiếp lên hoàng đế. Dựa theo kết quả điều tra, Đông xưởng có đặc quyền bắt giam, tra tấn và thậm chí là kết án không cần qua xét xử thông thường. Do đặc quyền này nên về sau, đặc vụ Đông xưởng bắt đầu phát sinh tệ nạn, nếu không đàn áp dã man các lực lượng đối lập thì cũng vì mưu lợi cá nhân mà nhũng nhiễu phạm nhân. Khét tiếng vì những hình phạt tra tấn tàn ác, Đông xưởng được cho là đã tạo nên rất nhiều vụ án oan trong giới quan lại và cả dân chúng.

Tây xưởng

Tây xưởng (西廠), tên đầy đủ Tây tập sự xưởng (西緝事廠) được thành lập năm Thành Hóa thứ 12 (1476) thời Minh Hiến Tông. Sau vụ án nghi làm phản của đạo sĩ Lý Tử Long, Minh Hiến Tông không tin vào năng lực của Đông xưởng nên ra lệnh cho hoạn quan Uông Trực thành lập một tổ chức giám sát mới lấy tên Tây xưởng với các thành viên được tuyển lựa từ Cẩm y vệ. Năm Thành Hóa thứ 18 (1482), biết tin Uông Trực lạm dụng quyền lực, Minh Hiến Tông ra lệnh phế bỏ Tây xưởng. Đến thời Minh Vũ Tông vì chuyện đàn áp đại thần chống đối nên lại cho lập lại Tây xưởng.

Nhiệm vụ chính của Tây xưởng là giám sát các phát ngôn của dân chúng, từ đó bắt giam, tra tấn những người nghi ngờ chống đối triều đình. Uông Trực lợi dụng quyền lực này của Tây xưởng đã hoành hành bá đạo, buộc các nghi phạm phải bỏ tiền để không bị Tây xưởng xét xử, vì vậy đã tạo nên nhiều vụ án oan lớn.

Nội hành xưởng

Nội hành xưởng (內行廠) hay Nội xưởng (內廠) được hoạn quan Lưu Cẩn thiết lập thời Minh Vũ Tông cũng với nhiệm vụ và quyền hạn tương tự như 3 Xưởng vệ khác và cũng gây ra tai tiếng không kém trong dân gian. Tuy chỉ tồn tại năm năm thì bị triệt bỏ vì sự lộng hành của Lưu Cẩn, Nội hành xưởng cũng đã gây ra nhiều vụ giết hại các quan lại trong sạch.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Template:Sự kiện thời Minh

Thể loại:Nhà Minh Thể loại:Cơ quan tình báo Thể loại:Cơ quan an ninh Thể loại:Võ sĩ Trung Quốc