Thủ Tục Nhập Cảnh Và Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị Để Nhập Cư Canada

Canada đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho những người muốn định cư và tìm kiếm cơ hội mới. Tuy nhiên, quy trình nhập cư có thể phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các thủ tục cần thiết, bao gồm xác định loại visa nhập cư, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và nắm bắt các yêu cầu nhập cảnh của Canada.

Hồ Sơ Định Cư Canada: Những Tài Liệu Cần Chuẩn Bị Để Nhập Cảnh/Định Cư Canada

Hồ Sơ Định Cư Canada Những Tài Liệu Cần Chuẩn Bị Để Nhập CảnhĐịnh Cư Canada

Có rất nhiều chương trình nhập cư, tùy vào khả năng đáp ứng đủ điều kiện bạn có thể lựa chọn diện định cư phù hợp.

Sau khi được phê duyệt Thẻ xanh, bạn sẽ cần phải di chuyển đến Canada sinh sống. Dưới đây là danh sách hồ sơ cần thiết bạn nên mang theo khi nhập cảnh Canada.

Giấy tờ chung:

  • Hộ chiếu còn hiệu lực (tất cả các thành viên gia đình)
  • Visa nhập cư
  • Xác nhận quyền thường trú (Confirmation of Permanent Resident – CoPR) (tất cả các thành viên trong gia đình)
  • Hồ sơ khám sức khỏe
  • Lý lịch tư pháp, xác nhận không có tiền án tiền sự.
  • Bằng chứng về tài chính, chứng minh đủ khả năng trang trải chi phí sinh hoạt tại Canada

Ngoài ra tùy vào một số trường hợp bạn sẽ cần thêm một số giấy tờ sau:

  • Giấy khai sinh của con cái phụ thuộc (nếu có con đi cùng)
  • Giấy chứng nhận con nuôi (nếu bảo lãnh con nuôi đi cùng)
  • Mẫu ủy quyền đại diện (nếu có đại diện hỗ trợ nộp đơn)
  • Mẫu xác nhận mối quan hệ đồng giới (nếu khai báo mối quan hệ với người đi cùng là quan hệ đồng giới)
  • Giấy đăng ký kết hôn (nếu khai báo tình trạng đã kết hôn)
  • Giấy chứng nhận ly hôn và thỏa thuận tình trạng ly hôn hợp pháp (nếu khai báo tình trạng đã ly hôn)
  • Giấy chứng tử (nếu xác nhận tình trạng hôn nhân là góa)
  • Bằng chứng về kinh nghiệm làm việc liên quan đến chương trình xin nhập cư
  • Bằng chứng về tài chính, chứng minh đủ khả năng trang trải chi phí sinh hoạt tại Canada
  • Các tài liệu khác yêu cầu tùy trường hợp: Bao gồm bằng cấp, chứng chỉ nghề, thư mời làm việc (nếu có), …
  • Hai bản sao cho từng mẫu đơn BSF186 (B4) và BSF186A (B4A):
    • BSF186 (Mẫu B4): Biên bản khai báo tài sản cá nhân, dùng để liệt kê tài sản cá nhân bạn mang theo đến Canada, bắt buộc điền ngay cả khi bạn không mang theo hành lý.
    • BSF186A (Mẫu B4A): Danh sách hàng hóa nhập khẩu riêng rẽ, dùng để liệt kê hành lý xách tay và các hành lý ký gửi.

Lưu ý: Danh sách này chỉ liệt kê các tài liệu cơ bản thường được yêu cầu. Tùy thuộc vào từng chương trình di trú và hoàn cảnh cá nhân, đương đơn có thể cần cung cấp thêm các tài liệu khác.

Những Điều Cần Biết Khi Nhập Cảnh Vào Canada

Những Điều Cần Biết Khi Nhập Cảnh Vào Canada

Khai báo nhập cảnh

Tất cả những cá nhân nhập cảnh vào Canada, kể cả công dân, thường trú nhân, người đi du lịch đều phải khai báo hành lý mang từ nước ngoài vào Canada.

Quy trình khai báo hành lý tùy vào hình thức nhập cảnh.

Nếu bạn đi bằng máy bay thương mại, bạn cần khai báo nhập cảnh tại sân bay quốc tế thông qua màn hình cảm ứng tại các ki-ốt kiểm tra hoặc cổng điện tử eGate. Nội dung khai báo bao gồm: quét các tài liệu, chụp ảnh xác minh, trả lời câu hỏi trên màn hình.

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể khai báo trước qua ứng dụng du lịch ArriveCAN trong vòng 72 giờ trước khi đến Canada.

Một số sân bay có làn dành riêng cho những người đã khai báo trước, giúp bạn check in nhanh hơn.

Nếu bạn đi bằng phương tiện cá nhân: Trong nhiều trường hợp, bạn có thể khai báo miệng cho nhân viên dịch vụ biên giới nếu bạn nhập cảnh bằng xe, thuyền, chuyên cơ riêng của gia đình.

Hàng hóa cần khai báo khi nhập cảnh Canada

Nếu bạn mang theo hành lý, hàng hóa trong quá trình nhập cảnh Canada, bạn cần khai báo những thứ sau đây:

  • Hàng hóa: tất cả những thứ bạn đã mua, dù lớn hay nhỏ.
  • Quà tặng, giải thưởng bạn đã nhận ở nước ngoài.
  • Hàng hóa miễn thuế.
  • Hàng hóa đã qua sửa chữa: bất kỳ món đồ nào đã qua sửa chữa ở nước ngoài, bạn cần khai báo giá trị sửa chữa của nó.

Một số mặt hàng bạn cần phải trả thêm thuế và phí để có thể mang vào Canada, một số sẽ được miễn thuế. Nếu bạn khai báo thiếu hành lý, bạn sẽ bị phạt tiền hoặc tịch thu hàng hóa.

Vì vậy tốt nhất bạn nên khai báo tất cả những thứ bạn mang theo.

Những trường hợp được miễn thuế cá nhân khi nhập cảnh Canada

Miễn thuế cá nhân là trường hợp cho phép một người mang vào Canada một lượng hàng hóa nhất định mà không phải trả thuế và phí thông thường. Bạn có đủ điều kiện miễn thuế và hàng hóa nếu nằm trong các trường hợp:

  • Thời gian bạn lưu trú bên ngoài Canada đủ lâu bạn sẽ được mang nhiều hàng hóa miễn thuế.
  • Loại hàng hóa được sản xuất tại Canada, Mỹ hoặc Mexico.

Một số loại hàng bị cấm mang vào Canada

Một số hàng hóa bị cấm hoàn toàn khi mang vào Canada vì lý do an toàn, bảo vệ môi trường và động vật hoang dã. Những mặt hàng này bao gồm:

  • Bạn không được phép mang theo cần sa và chế phẩm của cần sa.
  • Thói quen của người Việt khi đi du lịch hoặc di chuyển tới một địa điểm mới, chúng ta thường sẽ mang theo đồ ăn dự trữ. Tuy nhiên khi nhập cảnh Canada bạn cần lưu ý rằng việc mang theo thịt tươi sống, trái cây và rau chưa qua kiểm dịch là không được phép. Ngoài ra lệnh cấm này còn được áp dụng khi mang theo động vật, cây cối,…chưa có giấy phép kiểm dịch. Điều này được áp dụng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe cộng đồng.
  • Những sản phẩm từ các động vật có nguy cơ tuyệt chủng và sản phẩm từ chúng (ví dụ sừng tê giác, ngà voi): bao gồm việc gia công đồ lưu niệm, trang sức,…cũng bị cấm không được mang vào Canada, vì chính sách bảo tồn động vật và thiên nhiên hoang dã của chính phủ.

Một số hàng hóa khác đòi hỏi giấy phép hoặc giấy ủy quyền bằng văn bản khi mang vào Canada:

  • Sản phẩm chăm sóc sức khỏe và thuốc theo toa: Bạn cần giấy phép từ Bộ Y tế Canada.
  • Đồ cổ và vật phẩm văn hóa có giá trị lịch sử: Cần giấy phép xuất khẩu từ nước xuất xứ và giấy phép nhập khẩu từ Canada.
  • Chất nổ, pháo hoa và một số loại đạn dược: Phải có giấy phép từ Cục Kiểm soát Vũ khí Canada.

Lưu ý: Đối với vũ khí và súng phải được khai báo khi nhập cảnh Canada, ngay cả khi bạn có giấy phép.

Danh sách hàng hóa bị cấm và hạn chế có thể thay đổi. Để biết thông tin cập nhật nhất, hãy tham khảo trang web của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada trước khi di chuyển.

Ngoài ra, nếu bạn mang các mặt hàng cấm vào Canada có thể bị phạt tiền, tịch thu hàng hóa và thậm chí là truy tố hình sự.

Trường hợp khai báo sai và tịch thu hàng hóa

Đối với những cá nhân khai báo hàng hóa không đầy đủ hoặc sai sự thật có thể bị xử lý, tùy vào mỗi trường hợp mà các biện pháp xử phạt sẽ khác nhau, bao gồm:

  • Hàng hóa có thể bị tịch thu nếu khai báo sai hoặc sót.
  • Bạn có thể bị phạt tiền: Mức phạt tùy thuộc vào giá trị hàng hóa bị tịch thu và mức độ nghiêm trọng của hành vi khai báo sai. Phạt có thể lên đến 80% giá trị hàng hóa.
  • Một số mặt hàng bị tịch thu vĩnh viễn, có thể bao gồm thuốc lá, đồ uống có cồn và súng nếu khai báo sai.

Ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm

Nếu bạn bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh truyền nhiễm trong chuyến đi, bạn có trách nhiệm thông báo cho nhân viên biên giới hoặc nhân viên y tế kiểm dịch khi nhập cảnh Canada.

Khi bạn mang theo tiền bạc hoặc vật phẩm có giá trị

Đối với những cá nhân mang theo tiền bạc hoặc vật phẩm có giá trị từ $10.000 trở nên cần khai báo với nhân viên hải quan.

Giá trị tiền được tính bao gồm tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu và séc.

Đối với những vật phẩm có giá trị cao bạn có thể mang đến Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada để đăng ký xác nhận trước khi nhập cảnh, nhằm đảm bảo bạn sở hữu hợp pháp món đồ đó. Và khi nhập cảnh Canada bạn nhớ mang theo giấy tờ xác nhận này để xuất trình tại Hải quan.

Sơ Lược Về Các Loại Visa Định Cư Canada

Sơ Lược Về Các Loại Visa Định Cư Canada

Có rất nhiều con đường cho bạn lựa chọn, để tìm hiểu rõ về các chương trình này, mời các bạn đọc bài viết Chương trình định cư Canada: Diện nào phù hợp với bạn?

Vì bài viết trước chúng tôi đã viết về điều kiện, đối tượng có thể tham gia các chương trình nên trong phần này chỉ nêu về sơ lược các loại visa này để bạn hiểu hơn.

Visa định cư Canada dành cho Lao động Tay nghề cao (Skilled Worker)

Chương trình định cư diện Tay nghề lựa chọn các ứng viên dựa trên những đánh giá về các yếu tố: kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm, tuổi tác,…bạn cần phải đạt được mức điểm tối thiểu theo đợt mà bạn nộp hồ sơ.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có đủ tài chính để trang trải cho bản thân và gia đình trong 3 năm đầu định cư Canada, vì 3 năm này chính phủ sẽ không cung cấp hỗ trợ phúc lợi về tài chính cho những người mới đến.

Ứng viên đủ điều kiện định cư sẽ được cấp tình trạng thường trú nhân cho cả gia đình. Cả gia đình được phép sinh sống, làm việc và học tập bất kỳ đâu tại Canada. Tuy nhiên, đối với những người muốn sống tại Quebec cần nộp đơn theo chương trình di trú của Quebec.

Chương trình Định cư diện Tay nghề Kỹ thuật (Federal Skilled Trade Program)

Đây là chương trình dành cho những kỹ sư lành nghề. Đối với những kỹ sư đủ điều kiện họ có thể nộp hồ sơ theo diện Federal Skilled Trade Program(FSTP).

Bảng xếp hạng ứng viên dựa trên hệ thống Comprehensive Ranking System. Để được mời nộp hồ sơ định cư, ứng viên phải đạt điểm tối thiểu mà hệ thống quy định.

Tương tự với chương trình Federal Skilled Worker, ứng viên đủ điều kiện diện FSTP cũng có thể bảo lãnh cả gia đình cùng định cư.

Chương trình Canadian Experience Class (CEC)

Nếu hiện tại bạn đang ở Canada với giấy phép lao động tạm thời hoặc giấy phép học tạm thời, bạn có thể đủ điều kiện nộp đơn xin thường trú theo Loại Kinh nghiệm Canada (CEC).

Để đủ điều kiện theo hạng mục CEC, người nộp đơn phải:

  • Có ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc tay nghề tại Canada trong ba năm trước khi nộp đơn;
  • Đáp ứng các yêu cầu ngôn ngữ tối thiểu (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp);
  • Dự định sống bên ngoài Quebec.

Visa doanh nhân Canada

Bạn cũng có thể định cư Canada thông qua các chương trình đầu tư.

Có hơn 14 diện đầu tư, kinh doanh khác nhau tại Canada. Mỗi diện có những đặc trưng, tiêu chí, yêu cầu về đầu tư và tài sản cá nhân riêng.

Trong số các chương trình chia làm 2 nhánh, nhánh 1 là chương trình Start-Up visa và nhánh 2 là các chương trình Đầu tư diện Tinh bang.

Visa định cư Canada diện bảo lãnh thân nhân

Đoàn tụ thân nhân là một trong những mục tiêu của chính sách định cư Canada. Dựa trên những chương trình này, công dân và thường trú nhân Canada có thể bảo lãnh các thành viên trong gia đình của đến Canada định cư.

Người bảo lãnh cần có cam kết hỗ trợ tài chính cho người được bảo lãnh trong khoảng thời gian từ 3 – 10 năm, tùy thuộc vào loại đơn bảo lãnh.

Chương trình Đề cử Tỉnh (P.N.P.)

Các tỉnh và vùng lãnh thổ của Canada đã có thỏa thuận với chính phủ Canada về việc cho phép họ ban hành những chính sách nhập cư phù hợp cho mỗi tỉnh và lãnh thổ.

Mỗi tỉnh và vùng lãnh thổ sẽ có những chính sách khác nhau trong Chương trình Đề cử của họ. Vì vậy họ sẽ dựa trên nhu cầu di trú và ý định nhập cư của ứng viên để chọn người phù hợp nhất. Nếu bạn muốn tham gia chương trình cần nộp đơn xin Chứng nhận Đề cử Tỉnh bang và Vùng lãnh thổ để tiếp tục các quy trình khác.

Du học tại Canada

Mỗi năm có hàng trăm nghìn sinh viên quốc tế đến Canada để theo học. Nhiều người trong số đó có ý định nhập cư sau du học.

Nhờ chính sách cho phép sinh viên làm việc trong khoảng thời gian tối đa 3 năm sau tốt nghiệp của Canada, sinh viên có thêm nhiều cơ hội trở thành thường trú nhân theo diện Skilled Worker hoặc Canadian Experience Program.

Kết luận

Như vậy thông qua bài viết bạn đã nắm được những hồ sơ cần chuẩn bị và các thủ tục nhập cảnh Canada.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào hãy liên hệ ngay với chuyên gia di trú tại Insight Immigration Consulting để được giải đáp.